Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xem xét lại giá điện gió tại Việt Nam
Sáng 4/12, trước khi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bạc Liêu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, nhiệm vụ năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra, khảo sát dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua tỉnh Bạc Liêu; thăm dự án điện gió và làm việc với các nhà đầu tư điện gió tại Bạc Liêu.
Tuyến Cần Thơ - Cà Mau dài khoảng 110km, đi qua các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau; tổng vốn đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng. Để nhường đất cho dự án, có khoảng 3.800 hộ dân bị ảnh hưởng, hiện nay các cơ quan đã đền bù, giải phóng mặt bằng đạt khoảng 85% kinh phí, vượt tiến độ đề ra.
Khảo sát vị trí tuyến đường đi qua tỉnh Bạc Liêu tại xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết đây là dự án rất cần thiết, người dân đang mong đợi nên phải khẩn trương triển khai. Việc xây dựng tuyến cao tốc phải ngắn nhất, thẳng nhất có thể, với phương châm “qua núi khoét núi, qua sông bắc cầu, qua đồng đổ đất”; nghiên cứu mở các nút giao phù hợp để mở ra không gian phát triển mới dọc tuyến cao tốc. Thủ tướng yêu cầu, Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đẩy nhanh khâu chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án tiền khả thi, chọn tư vấn thiết kế, thẩm định, phê duyệt, chọn nhà thầu thi công... kịp thời, khách quan, không chia cắt dự án, mỗi dự án phải có tổng thầu, đặc biệt trong quá trình đó tránh tiêu cực, tham nhũng. Cùng với đó, triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bố trí điều hòa vốn còn thiếu do vượt tiến độ, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan.Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các tỉnh, thành phố trong khu vực, khảo sát, chuẩn bị đủ vật liệu cho san lấp nền đường, trong đó nghiên cứu sử dụng cát biển vào hạng mục, với tỷ lệ, khối lượng phù hợp, cho phép. “Tài nguyên, khoáng sản là sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý, sử dụng chung, do đó không địa phương nào được có tư tưởng cục bộ”, Thủ tướng lưu ý.
Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý dự án phải đặt trụ sở văn phòng tại thực địa, bám sát hiện trường, không ở xa rời nơi triển khai dự án; lập kế hoạch tiến độ triển khai và giao ban hàng tuần, hàng tháng để thúc đẩy dự án. Trong đó, Ban Quản lý dự án có vai trò thay mặt Bộ Giao thông vận tải khớp nối, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị để thực hiện; kịp thời đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh, trong trường hợp các Bộ, ngành, địa phương không xử lý, cho phép báo cáo trực tiếp Thủ tướng để xem xét. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi người dân di dời tái định cư cho biết, nơi tái định cư tốt hơn nơi ở cũ, đề nghị địa phương tiếp tục quan tâm, cuộc sống của người dân đảm bảo nơi mới tốt hơn nơi ở cũ, tạo sinh kế lâu dài cho người dân; cùng với đó, đề nghị người dân tiếp tục ủng hộ dự án, vì đây là công trình quan trọng góp phần phát triển toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vì chính cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân.Thủ tướng Chính phủ và Đoàn công tác thăm dự án điện gió và làm việc với các nhà đầu tư năng lượng tái tạo về phát triển năng lượng tái tạo tại Bạc Liêu và Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam trong đó có tỉnh Bạc Liêu có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió, điện mặt trời vì đây là nguồn năng lượng sạch, không phải mua và không ai lấy mất của Việt nam. Những năm qua, Việt Nam có cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, song hiện nay giá điện gió ở Việt Nam đang cao hơn so với thế giới và so với các nguồn điện khác. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư đang muốn đầu tư điện gió tại Việt Nam. Theo Thủ tướng, về điện, có 5 yếu tố cấu thành gồm: nguồn điện, tải điện, sử dụng điện hiệu quả, phân phối điện và giá điện. Điện gió ở Việt Nam không những có giá cao, mà do các nhà đầu tư không đầu tư hệ thống truyền tải nên khi điện đến với người tiêu dùng thì bị đội giá cao. Thủ tướng yêu cầu phải xem xét lại việc đầu tư điện năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt là về giá điện gió. “Các nhà đầu tư điện năng lượng tái tạo đang có lãi cao, trong khi Nhà nước, người dân Việt Nam chịu giá điện cao; do đó phải xem xét lại để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư, nhà nước, người dân”, Thủ tướng yêu cầu. Bên cạnh đó, trong nước phải chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Trong đó chuyển giao công nghệ, sản xuất động cơ, turbine, cột gió, cánh quạt, các thiết bị khác… để giảm nhập khẩu, giảm giá thành điện. Các nhà đầu tư, địa phương nghiên cứu tổ chức mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn, “phát triển điện gió, kết hợp sản xuất hydrogen, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản...”. Thủ tướng hy vọng, với quan điểm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; với các đề nghị của Thủ tướng được thực hiện, công nghiệp điện gió Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh, bền vững./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Dám đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp để tạo nên những “kỳ lân” tầm cỡ khu vực và thế giới
22:13' - 03/12/2022
Tối 3/12, tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Dấu ấn Techfest 2022 thuộc chuỗi chương trình Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2022 (Techfest Vietnam 2022).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bình Dương phải phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm và bền vững
18:42' - 03/12/2022
Chiều 3/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, nhiệm vụ năm 2023 và những năm tiếp theo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.