Thủ tướng: Triển khai ngay các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch với nền kinh tế
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trước, trong và sau Tết, các bộ, ngành liên quan đã triển khai kiên quyết, đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả các Chỉ thị, Công điện và ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch nCoV.
Qua đó, bước đầu đã xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra với tinh thần cao nhất nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn của người dân.
Thủ tướng đánh giá, kết quả xử lý bước đầu là tốt, công tác triển khai chống dịch tương đối hiệu quả; huy động được đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ tham gia tích cực. Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã điều trị khỏi cho một số bệnh nhân nhiễm bệnh.
Các bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Công an và các bộ liên quan đã thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch. Ban Chỉ đạo Quốc gia đã làm việc tích cực, có hiệu quả.
Thủ tướng cũng đánh giá cao lực lượng Bộ đội Biên phòng đã làm tốt công tác quản lý đường mòn, lối mở qua biên giới, kiểm soát tốt việc qua lại các cửa khẩu để phòng ngừa dịch bệnh.
Cùng với đó, một số ngành sản xuất cũng đã hoạt động kịp thời ngay sau Tết như Công thương, Nông nghiệp với nhiều biện pháp tái cơ cấu, mở rộng thị trường, tìm ra lối đi, cách làm mới đảm bảo sản xuất.
Song, một số hoạt động khác như: chứng khoán, du lịch, xuất khẩu khác lại giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Thủ tướng nhấn mạnh, tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, do đó cần khắc phục tư tưởng chủ quan, đề phòng cao hơn nữa để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.
Thủ tướng cũng cho biết, theo dự báo, tuần này và tuần sau sẽ là thời gian cao điểm của dịch bệnh với tốc độ lây lan, số người tử vong tăng nhanh. Tình hình đó đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn từ Chính phủ, các cấp, các ngành.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra cùng bàn bạc, tháo gỡ những vướng mắc để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) vào tháng 12/2019.
Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ghi nhận các trường hợp mắc nhiễm.
Tính đến 15h30 ngày 4/2, trên thế giới đã có 20.631 người mắc, 427 người tử vong; trong đó, ở Trung Quốc có 425 người tử vong, Phillippines: 1 người tử vong, Hồng Công (Trung Quốc): 1 người tử vong.
Tại Việt Nam, đã có 10 người mắc nCoV; trong đó có hai cha con người Trung Quốc (một người đã khỏi và xuất viện); 5 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (một người đã khỏi và xuất viện); một công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với hai cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện); một công dân Mỹ đến Việt Nam mà trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc; một người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.
Cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thì Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa cũng đã điều trị thành công một bệnh nhân bị nhiễm nCoV.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thế giới đánh giá cao và hoan nghênh những giải pháp của Việt Nam trong phòng chống nCoV.
Việt Nam đã phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương đưa trang thiết bị y tế, khẩu trang đến Vũ Hán.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành các địa phương “không chủ quan nhưng không bi quan, gây hoang mang trong nhân dân”; tiếp tục ứng phó chủ động trên mọi lĩnh vực ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra với tinh thần chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Thủ tướng giao các bộ, ngành triển khai nhanh các biện pháp tái cơ cấu sản xuất, đảm bảo tăng trưởng; tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng, Ban Bí thư với những biện pháp cụ thể.
Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các địa phương cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; quyết liệt, kịp thời hơn, cắt cử bộ phận thường trực để điều phối.
Bộ Y tế cần rà soát, hoàn thiện các kịch bản đối phó với dịch bệnh nhưng không gây hoang mang trong nhân dân.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch đối với nền kinh tế Việt Nam; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ liên quan cần có biện pháp tính toán ứng phó kịp thời.
“Tập trung trong phòng, chống dịch bệnh nhưng chủ động tái cơ cấu một số ngành, lĩnh vực”, Thủ tướng chỉ đạo.
Đi liền với đó là thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly y tế đối với công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về nước đúng 14 ngày theo quy định. Chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ; hạn chế tối đa lây chéo.
Thủ tướng giao Bộ Y tế có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả chống dịch; Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành cùng phía Trung Quốc tạo điều kiện để đưa công dân Việt Nam từ phía Trung Quốc về nước và ngược lại.
Bộ Công an cần tiếp tục quản lý tốt việc xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không quốc tế; Bộ Quốc phòng cần quản lý chặt chẽ các đường mòn, lối mở và các cửa khẩu quốc tế trên bộ.
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cần thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng về quản lý lao động nước ngoài.
Các địa phương có lao động là từ vùng dịch cần có biện pháp chủ động để quản lý tốt, phòng chống dịch bệnh lây lan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiên quyết hơn trong công tác quản lý lễ hội. Các địa phương cần có kế hoạch chủ động dừng các lễ hội sắp khai mạc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho học sinh thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch.
Bộ Giao thông Vận tải cần có biện pháp chống dịch trong tuyến giao thông đường sắt tương tự đường bộ, đường hàng không.
Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phải có biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh để hoang tin; đồng thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt việc tốt trong quá trình phòng, chống dịch bệnh mà điển hình như một số cửa hàng phát khẩu trang, trang thiết bị y tế miễn phí cho người dân.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan ưu tiên, tạo điều kiện nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chống dịch; chuẩn bị khoản kinh phí cần thiết phục vụ phòng, chống dịch.
Bộ Khoa học và Công nghệ cần tập trung nghiên cứu việc sản xuất thuốc, vắc xin phòng chống dịch. Ban Chỉ đạo Quốc gia và các tỉnh tăng cường tiêu độc, khử trùng các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thủ tướng Chính phủ khuyến nghị hạn chế các cuộc họp, hội nghị đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách lý người bệnh từ vùng dịch về nước trong vòng 14 ngày, kể cả người từ nước khác quá cảnh qua Trung Quốc về Việt Nam. Các chuyến tàu liên vận chở hàng được cấp phép phải đảm bảo phòng dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng quyết định công bố dịch Corona
16:00' - 01/02/2020
Ngày 1/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Minh bạch thông tin về dịch bệnh do chủng mới virus Corona
13:54' - 01/02/2020
Minh bạch toàn bộ thông tin về các trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh, trường hợp nghi nhiễm cách ly cộng đồng… để người dân nhận thức rõ tình trạng, từ đó có giải pháp tham gia phòng chống dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Sớm bàn bạc với phía Trung Quốc để đưa người Việt Nam về nước
20:13' - 30/01/2020
Nêu một số giải pháp cụ thể phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao sớm bàn bạc với phía Trung Quốc đưa người Việt Nam tại Trung Quốc về nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.