Thủ tướng: Ưu tiên đầu tư vào công nghệ và lao động chất lượng cao để tăng năng suất
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” được tổ chức ngày 7/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù còn những hạn chế nhất định và do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thời gian gần đây năng suất lao động đã được cải thiện theo hướng gia tăng theo thời gian.
Đó là cơ sở để tạo ra niềm tin, giá trị, hướng tới sự chuyển biến tích cực hơn và phục vụ mục tiêu thịnh vượng, phát triển của Việt Nam.
* Năng suất lao động thấp Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất khu vực ASEAN. Năm 2018, thu nhập bình quân đạt 102,2 triệu đồng/lao động và tăng tới 6% so với năm 2017. Tính chung giai đoạn 2011 - 2018, năng suất lao động tăng 4,88%/năm. Tuy nhiên, đến nay năng suất lao động của nước ta vẫn thấp hơn hầu hết các nước khu vực ASEAN. Đơn cử như Singapore có năng suất lao động cao gấp 13,7 lần so với Việt Nam; Malaysia cao gấp 5,3 lần; Thái Lan cao gấp 2,7 lần... và trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia về năng suất lao động. Thủ tướng Chỉnh phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra nguyên nhân khiến năng suất lao động chưa cao là do các điểm nghẽn về thể chế kinh tế; trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực còn thấp; thiếu nhân lực kỹ thuật cao; động cơ sáng tạo đổi mới còn thiếu và yếu. Đặc biệt là kỹ năng thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế số. Từ những phân tích đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải tập trung xây dựng những định hướng lớn để thúc đẩy tăng năng suất lao động và trước tiên là phải cải cách thể chế để khắc phục “nút thắt” còn tồn tại. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng môi trường kinh doanh và xây dựng cơ chế để người lao động được trao cơ hội, phát huy tối đa năng lực của mình, đóng góp cho sự thịnh vượng chung của nền kinh tế - xã hội. "Thực tế trên rất đáng quan ngại, tạo áp lực cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Cùng đó, đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế, đe dọa đến khả năng tăng trưởng, sức cạnh tranh và tiến trình hướng tới sự thịnh vượng của Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp năng suất lao động của các nước. Do vậy, việc cải thiện năng suất lao động của nước ta là nhiệm vụ cốt lõi, cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng, sống còn để thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới.
“Một lần nữa, bài toán tăng nhanh năng suất lao động được đặt ra và cần phải có lời giải một cách toàn diện hơn, gấp rút hơn, hiệu quả hơn…" , Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định. * Giải pháp cấp bách Để cải thiện năng suất lao động quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra 6 định hướng lớn trong thời gian tới. Đó là cải cách thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, quản trị nền kinh tế; tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động; cải cách khu vực tài chính ngân hàng để dòng vốn chảy vào có năng suất cao nhất, phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường. Bên cạnh đó, cải cách mạnh mẽ hơn khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khơi thông các nguồn lực của xã hội, hỗ trợ khu vực tư nhân, hợp tác xã trở thành động lực của nền kinh tế, thúc đẩy và khuyến khích khởi nghiệp; ưu tiên các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) có chọn lọc, có tính lan tỏa, những ngành có giá trị gia tăng cao, công nghệ tốt, thúc đẩy năng suất lao động trong nước. Đồng thời tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng thương mại tự do, tận dụng các dòng chảy thương mại để cải thiện năng suất lao động quốc gia. Để thực hiện những định hướng lớn nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn nữa nền tảng về thể chế để mọi nguồn lực được huy động và tận dụng; phát triển thị trường lao động ở cả vấn đề cung và cầu nhằm giúp mọi người dân có thể tham gia và có việc làm; khuyến khích cơ chế đủ mạnh thu hút những người có tài năng ở trong và ngoài nước; xây dựng cơ chế cán bộ mở trong cơ quan Nhà nước, chọn lọc được cán bộ giỏi và người có tài năng; chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên môn cho người lao động, ưu tiên định hướng đào tạo các tài năng cá biệt, khuyến khích người tài.Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào công nghệ, đầu tư cho lao động chất lượng cao và ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, cần phải có sự phân tích để hiểu rõ năng lực của người lao động và vì sao năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp so với các nước ASEAN để có hướng khắc phục. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong thời gian tới, cần có sự vào cuộc và nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng và thực thi quyết liệt các giải pháp tăng năng suất lao động, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu để thực hiện Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Từ góc độ doanh nghiệp, ông Đào Hữu Huyền, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang cho biết, sở dĩ đơn vị đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao là do có sự chuẩn bị tốt, ứng dụng công nghệ phù hợp và hiện đại hướng tới mục tiêu lâu dài. Hiện, đơn vị duy trì được nhiều đơn hàng trong nước cũng như xuất khẩu sản phẩm sang Ấn Độ và được đối tác đánh giá cao về uy tín, trách nhiệm và chất lượng sản phẩm. "Nhà nước cần có chính sách hợp lý để thu hút, tạo điều kiện cho một số “sếu đầu đàn” phát triển, tạo ra sự bứt phá và thu hút, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng phát triển", ông Huyền đề xuất. GS, TS Raymond Gordon, Hiệu trưởng trường British University Vietnam (BUV) - Đại học Anh Quốc Việt Nam cho rằng, lực lượng lao động của Việt Nam đạt khoảng 54,4 triệu người, chiếm khoảng 58,9% tổng dân số, nhưng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu. “Chính phủ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và thi hành các chính sách thuận lợi cho phát triển giáo dục, đầu tư giáo dục tại Việt Nam và hỗ trợ các Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quốc tế đầu tư và phát triển tại Việt Nam. Phát triển kỹ năng ngày hôm nay để tăng trưởng và có lực lượng lao động cạnh tranh trong tương lai”, GS Raymond Gordon chia sẻ. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức phát động Phong trào năng suất lao động quốc gia và khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ luôn đồng hành và mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư, các tầng lớp nhân dân nỗ lực, cố gắng hơn nữa, chủ động tham gia tích cực, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để tăng năng suất lao động, cùng nhau tạo nên cuộc bứt phá mới trong năng suất lao động để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam còn thấp
15:40' - 07/08/2019
Qua tổ chức lại sản xuất, lao động nông nghiệp chỉ chiếm 37% là 1 tiến bộ rất lớn nhưng vẫn cao vì nhiều nước chỉ còn ở mức 2-3%. Đây là một nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam còn thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy doanh nghiệp làm trung tâm để thúc đẩy năng suất lao động
11:58' - 07/08/2019
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm nội địa (GDP).
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút cải thiện năng suất lao động
10:02' - 07/08/2019
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc cải thiện năng suất lao động là nhiệm vụ cốt lõi, cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53'
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43'
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành đập SABO đầu tiên tại Việt Nam
19:14'
Công trình đập SABO phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định xuất khẩu tổ yến thô và tổ yến sạch sang Trung Quốc
18:05'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra, giám sát an toàn và sức khỏe đối với tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Hơn 50 startup trong nước và quốc tế tham gia Triển lãm tăng trưởng xanh
17:57'
Triển lãm quy tụ hơn 50 startup trong nước và quốc tế cùng các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện để xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang Trung Quốc
17:56'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần đảm bảo rằng cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc không chứa sinh vật gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm và các thành phần biến đổi gen....
-
Kinh tế Việt Nam
Trợ lực cho người trẻ “chạm” ước mơ an cư
17:31'
Tại Nghị quyết 46/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thành lập Quỹ nhà ở quốc gia để hỗ trợ người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII
16:51'
TTXVN trân trọng giới thiệu Bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.