Thủ tướng: Văn phòng Chính phủ phải nâng cao chất lượng công tác tham mưu
Chiều 17/1 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam đã tới dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Văn phòng Chính phủ - cơ quan tham mưu tổng hợp, trực tiếp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Văn Nên; lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và các ban, bộ, ngành Trung ương.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng phân tích và nhấn mạnh chức năng của Văn phòng Chính phủ là cơ quan tham mưu, tổ chức các hoạt động của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm giúp cho Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn hình ảnh của Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất với tinh thần liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ nhân dân. Thủ tướng đánh giá cao Văn phòng Chính phủ đã làm tốt chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; trong đó đã chú trọng đổi mới phương pháp thực hiện nhiệm vụ này.Văn phòng đã có một số chương trình thực hiện tinh thần Chính phủ kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp, như phối hợp với các bộ đưa ra kịch bản tăng trưởng hàng quý, đổi mới cách thức xây dựng dự thảo Nghị quyết “dễ hiểu, dễ hành động”. Chủ động tham mưu soạn thảo kịp thời hơn, đảm bảo chất lượng hơn các tài liệu phục vụ Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng cũng biểu dương Văn phòng Chính phủ triển khai nhanh chóng nhiều chỉ đạo của Thủ tướng mà điển hình là phối hợp xây dựng trình Thủ tướng ký ban hành ngay trong ngày Chỉ thị 20 yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng thanh tra chồng chéo, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trước đó. Việc thẩm tra các đề án, chương trình, văn bản cơ bản đúng tiến độ, chất lượng; kịp thời truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương những quan điểm, mục tiêu, định hướng, các chính sách lớn... Công tác ban hành quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh được đặc biệt quan tâm. Năm 2017 là năm đầu tiên Chính phủ không còn nợ chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh cũng như văn bản hướng dẫn. Văn phòng Chính phủ đã tham mưu cắt giảm, xóa bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, nhất là thủ tục kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn. Thủ tướng nhấn mạnh, một chính quyền đối thoại, lắng nghe để sửa “cái sai, cái chậm” là rất cần thiết. Công tác đối thoại của Văn phòng cũng được triển khai hiệu quả để lắng nghe ý kiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác, qua đó tham mưu tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
Thủ tướng cũng đánh giá cao Văn phòng Chính phủ trong việc phát huy vai trò của Tổ công tác của Thủ tướng. Trong đó thực hiện đôn đốc, kiểm tra, đưa ra thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc không để tình trạng nói nhiều làm ít, “bắn chỉ thiên mãi” mà không làm. Sắp tới đây, Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Thủ tướng thành lập thêm một tổ công tác về thanh tra công vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm tổ trưởng.
Văn phòng Chính phủ đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, phối hợp với các ngành, các cấp để kết nối, xử lý thông tin. Đặc biệt là việc phối hợp cùng Bộ Ngoại giao trong việc huy động, xã hội hóa nguồn lực để triển khai các hội nghị của Năm APEC 2017. Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ gương mẫu trong việc thực hiện phương châm của Chính phủ năm 2018 là “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”. Nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng và cốt lõi của Văn phòng Chính phủ là công tác tham mưu tổng hợp, Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác này. Văn phòng Chính phủ phải thể hiện vai trò người “gác gôn” cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.Nêu lên ba nguyên nhân làm đất nước chậm phát triển gồm chưa thực hiện nghiêm định hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kỷ cương phép nước chưa nghiêm, tình trạng tham nhũng, tiêu cực lợi ích nhóm vẫn còn, Thủ tướng cho rằng, công tác tham mưu, tổng hợp, đề xuất chính sách phải khắc phục các vấn đề này.
Cụ thể, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ phải tham mưu để tìm ra các dư địa, giải phóng sức sản xuất, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn, không để Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình và ở mức thấp như hiện nay. Tham mưu phải có tính hệ thống, không mâu thuẫn lẫn nhau; không được chung chung, không để tình trạng chính sách vừa ban hành xong đã lạc hậu, tạo gánh nặng hành chính, phải sửa đổi. Thủ tướng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ làm tốt công tác tham mưu để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với những giải pháp cụ thể hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Cùng với đó là khắc phục tình trạng còn hạn chế trong nghiên cứu, phân tích đánh giá chính sách; một số cán bộ công chức chậm và chưa cập nhật kiến thức mới về kinh tế thị trường và hội nhập. “Các đồng chí phải tạo ra được chuyển biến rõ nét về chất lượng tham mưu tổng hợp, chủ động hơn, tích cực hơn, hiệu quả hơn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng xuyêt suốt của Văn phòng Chính phủ”, Thủ tướng chỉ đạo. Gợi ý thêm về nhiệm vụ hàng đầu này của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc bám sát chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; đồng thời đúng thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vừa giải quyết được vấn đề thực tiễn phát sinh của cơ chế chính sách đề ra, vừa có tính khả thi, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Yêu cầu quan trọng khác trong công tác tham mưu là các đề xuất các chính sách phải vô tư, trong sáng vì lợi ích chung, vì nhân dân, không phải vì lợi ích cá nhân. Tuyệt đối chống lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách. Trong công tác cán bộ, Thủ tướng cho rằng, cùng với bố trí đúng người, đúng việc thì cần tìm những nhân tài để bổ sung vào đội ngũ chuyên viên tham mưu của Văn phòng Chính phủ. Nhấn mạnh, tham mưu xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách là rất quan trọng, nhưng cần làm nhanh để phục vụ điều hành kinh tế vĩ mô, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành nắm bắt tình hình một cách “nhạy cảm hơn” với thực tế cuộc sống để kịp thời tham mưu đề xuất trong công tác chỉ đạo điều hành.Bên cạnh đó là tham mưu về công tác dự báo, phân tích, nhất là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam; tham mưu cải cách thủ tục hành chính với việc kiên quyết cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phát huy vai trò Tổ công tác của Thủ tướng, thường xuyên đôn đốc kiểm tra chương trình kế hoạch công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Chủ động cung cấp thông tin cho người dân, đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch. Bảo đảm vật chất kỹ thuật hậu cần phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong năm nay, Văn phòng Chính phủ phải có chương trình xây dựng Chính phủ điện tử hiệu quả hơn, khắc phục sự chậm trễ vừa qua. Đặc biệt là phối hợp với các bộ để xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
11:28' - 07/12/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
-
Doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT giải quyết vướng mắc tại dự án Thái Nguyên - Chợ Mới
11:46' - 06/10/2017
Dự án được Bộ Giao thông Vận tải nghiệm thu đưa vào khai thác từ tháng 5/2017. Tuy nhiên, đến nay đã gần 5 tháng, nhà đầu tư của dự án vẫn chưa tổ chức thu phí để hoàn vốn cho dự án.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Séc, Thụy Sĩ
13:06'
Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Séc, Thụy Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết quả điều tra về lao động trẻ em Việt Nam
12:41'
Đây sẽ là nguồn thông tin giá trị cho Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức để xây dựng và thực hiện chương trình, chính sách phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
22:37' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Kim Thành 2, Hải Dương
22:07' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 211/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Thành 2 (giai đoạn 1), tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
20:03' - 22/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore
19:34' - 22/01/2025
Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD
19:33' - 22/01/2025
Sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann.
-
Kinh tế Việt Nam
Cung vượt xa cầu, ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám
19:06' - 22/01/2025
Nhìn chung bức tranh sản xuất kinh doanh của toàn ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
17:22' - 22/01/2025
Trong năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.