Thừa Thiên - Huế tạo sức Xuân cho "Năm doanh nghiệp" 2016
Trong năm 2016, tỉnh đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao hơn các năm trước, với việc thực hiện các chỉ tiêu: Tổng sản phẩm (GDP) toàn tỉnh tăng 9%; GDP bình quân đầu người đạt 2.100 USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 18.700 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước đạt 5.630 tỷ đồng.
Trước thềm năm mới Bính Thân , phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Phóng viên: Các doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế có đặc điểm là vốn ít, sản xuất chậm phát triển, làm thế nào để tạo sức bật cho nền kinh tế trong "Năm doanh nghiệp", thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Cao: Toàn tỉnh hiện có hơn 5.800 doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và đóng góp ngân sách cho địa phương.
Tuy nhiên, đặc điểm của Thừa Thiên - Huế là ít các doanh nghiệp lớn; trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 45%, nên rất cần sự liên kết trong từng chuỗi giá trị để phát huy vai trò của các doanh nghiệp.
Trước mắt, tỉnh Thừa Thiên - Huế củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hiệp hội doanh nghiệp, các hội ngành nghề tạo hợp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.
Tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các khu, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển mạnh công nghiệp địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách các năm tới.
Tỉnh kiên quyết thu hồi dự án đối với trường hợp nhà đầu tư thiếu tích cực trong đầu tư và thực hiện nghĩa vụ dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Nghiên cứu quy chế phát triển dịch vụ đối với các khu đất đã được quy hoạch hạ tầng đô thị nhưng chưa triển khai được trong ngắn hạn nhằm tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển, phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, tránh lãnh phí nguồn lực đất đai.
Dự kiến trong năm 2016, tỉnh Thừa Thiên - Huế huy động tổng đầu tư toàn xã hội 18.700 tỷ đồng, tăng 15%. Trong đó, tỉnh tập trung thực hiện 4 chương trình kinh tế trọng điểm, bao gồm: chương trình phát triển du lịch - dịch vụ; chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển nguồn nhân lực.
Để đạt được mục tiêu vừa nêu, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên nguồn lực để phát triển công nghiệp; trong đó ưu tiên hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế và hệ thống giao thông, cảng biển; đổi mới, tăng cường xúc tiến đầu tư theo hướng liên kết và tiếp cận với các tập đoàn lớn để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực du lịch, theo hướng lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, có uy tín, năng lực và thương hiệu để phát triển du lịch xứng tầm ngành kinh tế mũi nhọn…
Phóng viên: Như ông vừa đề cập, tỉnh thực hiện 4 chương trình trọng điểm, vậy các chương trình này có thực sự để tạo đột phá trong phát triển kinh tế của địa phương, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Cao: Lãnh đạo địa phương đã cùng với các ngành bàn rất kỹ, đây là vấn đề cốt lõi trong phát huy thế mạnh của địa phương.
Đối với chương trình phát triển du lịch, trọng tâm là Festival Huế 2016 tạo động lực kích cầu du lịch phát triển. Tỉnh tiếp tục liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; chú trọng liên kết 3 địa phương Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế làm mới các sản phẩm du lịch đặc thù, nhất là một số điểm tại quần thể di tích Cố đô Huế; khai thác và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích; nâng cao tần suất, chất lượng các tuyến bay Bangkok - Huế, Huế - Đà Lạt; phấn đấu mở thêm tuyến bay Huế - Nha Trang và một số tuyến bay khác trong quý I/2016.
Ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu đón khoảng 3,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 45% trong năm 2016.
Đối với chương trình trọng điểm phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng thực hiện chương trình nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng toàn tỉnh; nâng cao năng lực phục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Tỉnh hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp: mở rộng khu công nghiệp Phong Điền; Tứ Hạ và La Sơn (giai đoạn 1); và khu công nghiệp Quảng Vinh.
Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn trọng điểm như Quốc lộ 49A, Quốc lộ 49B, đường cao tốc La Sơn - Túy Loan, đầu tư hệ thống giao thông đối ngoại do địa phương quản lý, tập trung các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực đô thị trung tâm, giữa khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tỉnh tập trung hỗ trợ đối với các dự án lớn đang được các nhà đầu tư nghiên cứu để có thể đưa vào đầu tư và khai thác; phấn đấu trong năm 2016 có ít nhất 1 - 2 doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn.
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2016 tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung huy động khoảng 747 tỷ đồng vốn đầu tư cho chương trình; trong đó, vốn ngân sách Trung ương địa phương hỗ trợ 452 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 61 tỷ đồng; còn lại là vốn lồng ghép các chương trình dự án khác, vốn huy động từ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các nguồn lực khác.
Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng việc lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả, áp dụng công nghệ cao và phù hợp với từng địa phương, có triển vọng nhân rộng và có thị trường, trong đó ưu tiên các xã chưa đạt tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. Tỉnh phấn đấu có thêm từ 7 - 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2016, để đến cuối năm nay, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 27 - 30 xã (đạt tỉ lệ 26 - 29%).
Vấn đề còn lại, tỉnh Thừa Thiên - Huế tích cực đổi mới và cơ cấu lại hệ thống dạy nghề, đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đa dạng hoá các hình thức, các phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và thị trường lao động; đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương.
Phóng viên: Xin cám ơn ông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn vé tham quan di tích Cố đô Huế trong 3 ngày Tết Nguyên đán
07:09' - 06/02/2016
Từ ngày 8 - 10/2 ( tức ngày mùng 1 đến mùng 3 Tết Bính Thân), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế miễn vé vào cửa cho nhân dân và khách du lịch là người Việt Nam (kể cả Việt kiều).
-
Hàng hoá
Nhiều loại hoa ở Huế rẻ chưa từng thấy
16:08' - 02/02/2016
Nguyên nhân giá hoa ở Huế giảm như vậy được cho là do sức mua kém vì thời tiết mưa lạnh kéo dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.