Thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
Chiều 17/11, tại Hà Nội, kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 18 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc chủ trì phối hợp cùng và các cơ quan hữu quan hai nước tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Mục tiêu của kỳ họp lần này rà soát tình hình hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực từ kỳ họp lần thứ 17 tháng 11/2019 tới nay; đồng thờ,i đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Cụ thể, hai bên trao đổi về tình hình và giải pháp thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, lao động-xã hội, môi trường, đất đai, năng lượng, cơ sở hạ tầng, lãnh sự - tư pháp, khoa học công nghệ, nông nghiệp phát triển nông thôn, tài chính - ngân hàng… và tham gia của hai nước trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.
Phát biểu tại kỳ họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Trần Quốc Phương cho biết, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm qua ở tất cả các lĩnh vực. Năm 2020 đánh dấu 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc và 30 năm Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Mặc dù 28 năm chưa phải là thời gian dài nhưng hai đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và hiện đang trong giai đoạn hết sức tốt đẹp.
“Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong mọi lĩnh vực đều có sự phát triển vượt bậc, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho cả hai phía, đánh dấu bằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Thứ trưởng phụ trách kinh tế Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Seong-ho cho biết, Hàn Quốc và Việt Nam hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong các lĩnh vực như: công nghiệp - năng lượng, hạ tầng - giao thông - xây dựng, nông nghiệp, lãnh sự - tư pháp, tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, văn hóa - thể thao - du lịch, giáo dục, tài nguyên - môi trường…
"Thời gian tới, hai bên tiếp tục tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực. Kinh nghiệm, năng lực, trình độ của Hàn Quốc là những thế mạnh mà phía Việt Nam cần tích cực khai thác, vận động phía Hàn Quốc hỗ trợ.”, Thứ trưởng Lee Seong-ho cho hay.
Về thương mại, năm 2019, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ). Đồng thời, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam; trong đó, Việt Nam xuất khẩu 19,7 tỷ USD, nhập khẩu 47 tỷ USD. Ba quý đầu năm 2020, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã giảm so với cùng kỳ năm 2019.
9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hàn Quốc đạt 47,5 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD, giảm 2,1% và nhập khẩu đạt 33 tỷ USD, giảm 6,5%.
Tại kỳ họp, nhiều ý kiến đề xuất thời gian tới, Hàn Quốc tạo thuận lợi, giải quyết nhanh thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Từ đó, nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 100 tỷ USD theo hướng cân bằng; đồng thời, Hàn Quốc ngừng áp dụng thuế chống phá giá với mặt hàng gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến tháng 10/2020, Hàn Quốc đã có khoảng 8.900 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 70,4 tỷ USD, đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam.
Doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam trong 9 tháng năm 2020. Việt Nam hiện có 49 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với quy mô khiêm tốn, với tổng số vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam là 35,24 triệu USD. Các dự án đều có quy mô nhỏ chủ yếu trên lĩnh vực khoa học và công nghệ, khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo.
Đại diện phía Hàn Quốc kiến nghị, thời gian tới, trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu đang dần hồi phục sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Việt Nam hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư mới, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, hai phía Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực hiện việc nhập cảnh cho các nhân sự phía Hàn Quốc, vừa đảm bảo mục tiêu khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo phòng chống dịch.
Về viện trợ phát triển chính thức, Việt Nam tiếp tục là đối tác ưu tiên hàng đầu mà Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển (nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc).
Gần đây, tổng viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam hàng năm đạt hơn 300 triệu USD; trong đó, 90% là vốn vay ODA và 10% là viện trợ không hoàn lại. Hợp tác phát triển Việt Nam - Hàn Quốc được ưu tiên cho những lĩnh vực hạ tầng giao thông, đô thị; y tế; giáo dục, đào tạo; môi trường; năng lượng sạch, công nghệ thông tin…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Thái Lan đề xuất lĩnh vực hợp tác chính trong quan hệ ASEAN-Hàn Quốc
07:17' - 13/11/2020
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 21, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã gợi ý hai lĩnh vực chính trong hợp tác giữa hai bên là về sức khỏe cộng đồng và phục hồi kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc điện đàm với ông J. Biden, khẳng định quan hệ đồng minh
09:57' - 12/11/2020
Ngày 12/11, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thông báo đã có cuộc điện đàm với ông Joe Biden, người được truyền thông Mỹ tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Ý kiến và Bình luận
KDI: Kinh tế Hàn Quốc đối mặt với nhiều rủi ro vì đại dịch COVID-19
16:10' - 08/11/2020
Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) nhận định kinh tế Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng trong bối cảnh các làn sóng COVID-19 mới bùng phát trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điện Biên: Liên tiếp xảy ra sạt lở đất, đá, Quốc lộ 279 ách tắc cục bộ
13:51'
Tại tỉnh Điện Biên, trong 2 ngày 23-24/5 xảy ra mưa lớn khiến một số đoạn tuyến trên đèo Tây Trang thuộc Quốc lộ 279 đường đi Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang bị sạt lở, gây ách tắc cục bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Lùi thời hạn trình Quốc hội dự án Luật đất đai (sửa đổi)
13:44'
Sáng 24/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Kịch bản phục hồi và phát triển hàng không Việt Nam
12:35'
Việc khôi phục và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không là rất cần thiết và cần có sự đồng hành của các ban, ngành, nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp ngành hàng không...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Chính phủ đề xuất kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu
12:33'
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, việc duy trì cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là rất cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần làm rõ nhiều nội dung khi kéo dài quy định thí điểm xử lý nợ xấu
12:18'
Sáng 24/5, Quốc hội nghe Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân đối bố trí đầu tư 2 dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
11:25'
Chính phủ đề xuất giai đoạn 2021 đến năm 2025 tiếp tục cân đối bố trí nguồn lực để đầu tư 2 dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
06:40'
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc tiếp tục rà soát danh mục và khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát chặt chất lượng các dự án giao thông
21:54' - 23/05/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Chỉ thị về nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và siết chặt kỷ cương, trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030
21:35' - 23/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030.