Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 106,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 33,24 tỷ USD, tăng 11,58% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến cuối tháng 5/2019, Trung Quốc có 2.387 dự án đầu tư có hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,1 tỷ USD, đứng thứ 7/131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, gạo là một trong những mặt hàng lương thực thiết yếu quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó, có Trung Quốc và Việt Nam.Hiện nay, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại trên hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại (như gạo hạt dài, gạo thơm, Jasmine, Japonica, nếp…), giá trị, chất lượng với các thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore...
Để quan hệ thương mại gạo giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng phát triển, từ năm 2016 - 2018, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã tổ chức và đón 4 đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các tỉnh: An Huy, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến… vào khảo sát thực địa tại các địa phương và giao dịch mua hàng.Qua đó, đã giới thiệu đến các doanh nghiệp Trung Quốc quá trình sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với hệ thống kho chứa, cơ sở xay, xát hiện đại đáp ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu cả về chất lượng và giá cả.
Tiếp nối những thành công đó, năm nay, Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) tổ chức đón đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo đến từ các địa phương của Trung Quốc là Hạ Môn, Chiết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, Trung Sơn, Đông Quảng, Quảng Châu, Hồ Nam, Giang Tô, Thâm Quyến… do Hiệp hội Lương thực Trung Quốc làm Trưởng đoàn tham gia chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại gạo tại Việt Nam. Tháng 5 vừa qua, đoàn đã làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, với những lợi thế và tiềm năng về sản xuất lúa gạo của Việt Nam, những ưu thế về quan hệ láng giềng hữu nghị, khoảng cách địa lý và điều kiện giao thương rất thuận tiện giữa hai nước, quan hệ thương mại gạo giữa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển. Đối với Việt Nam, tăng cường quan hệ thương mại gạo với Trung Quốc sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ. Điều này, góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người nông dân. Trong khi đó, phía Trung Quốc sẽ có nguồn cung cấp gạo ổn định, chất lượng, giá cả cạnh trạnh và thuận tiện giao hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước từ Việt Nam.Những hoạt động giao thương cụ thể của các doanh nghiệp hai nước sẽ góp phần tăng cường hiểu biết, hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong quan hệ thương mại gạo giữa hai nước nói chung tạo tiền đề đưa kim ngạch giao thương gạo của hai nước đạt nhiều thành tựu ấn tượng trong thời gian tới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam là quốc gia có lợi thế và tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới, thuận lợi để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền.Nông lâm, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 180 thị trường trên thế giới, phủ khắp trên hầu hết các nước trên toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và truyền thống nhập khẩu nông sản Việt Nam.
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng và các địa phương chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô hàng hóa, cấp mã số vùng trồng, nuôi, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng cũng tiếp tục tăng cường phát triển bảo quản, chế biến, đóng gói... đáp ứng các quy định của thị trường Trung Quốc. Bộ Công Thương cho hay, các mặt hàng nông sản, thủy sản được xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc hiện còn chưa phong phú. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và xác định Trung Quốc là thị trường trọng điểm và không nên cho rằng đây là thị trường dễ tính.Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường và khu vực thị trường tại Trung Quốc để từ đó xác định mặt hàng trọng điểm và khu vực thị trường trọng điểm.
Bộ Công Thương cũng lưu ý, các doanh nghiệp cũng cần tổ chức sản xuất các mặt hàng nông sản, thủy sản có trọng tâm, trọng điểm, theo quy mô công nghiệp và chất lượng đồng đều để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác hàng hóa… của thị trường Trung Quốc. Mặt khác, các cơ quan chức năng tập trung đẩy mạnh phổ biến thông tin về nhu cầu thị trường, các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… đối với hàng hóa nhập khẩu cho các doanh nghiệp hai nước cũng sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại song phương./. Xem thêm:>>Gạo Việt Nam và Thái Lan chật vật cạnh tranh với giá gạo Ấn Độ
>>Hợp tác kinh tế, thương mại, nông nghiệp và logistics Việt Nam - Trung Quốc
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Dự báo sản xuất thịt lợn ở Trung Quốc sẽ tăng trở lại sau năm 2020
18:11' - 08/07/2019
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ngày 8/7 dự báo sản xuất thịt lợn ở Trung Quốc sẽ tăng trở lại sau năm 2020 để đáp ứng nhu cầu gia tăng dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đại diện một số doanh nghiệp Trung Quốc
18:01' - 08/07/2019
Chiều 8/7, tại thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp đại diện một số doanh nghiệp Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết mở cửa nền kinh tế
12:51' - 08/07/2019
Ông Vương Kỳ Sơn cho rằng “thế giới cần Trung Quốc nhiều như Trung Quốc cần thế giới”.
-
Kinh tế & Xã hội
15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam - Trung Quốc
12:19' - 31/03/2019
Ngày 31/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp vùng UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học "Đánh giá 15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam - Trung Quốc".
-
Ngân hàng
Nhiều khó khăn trong quản lý ngoại hối biên giới Việt Nam - Trung Quốc
18:27' - 22/03/2019
Việc quản lý ngoại hối tại tỉnh Cao Bằng gặp một số khó khăn như, cặp tỷ giá CNY/VND biến động không ổn định, gây ảnh hưởng đến doanh số giao dịch của doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).