Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga: Khôi phục động lực cao trong quan hệ kinh tế giữa Nga và Việt Nam
Trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin, phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga, Phó Chủ tịch Phân ban Nga trong Uỷ ban liên Chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật Vladimir Ilichev về kết quả hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước trong những năm qua và triển vọng hợp tác trong thời gian tới.
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực thương mại và kinh tế vào năm 2024 và những năm gần đây? Thứ trưởng Vladimir Ilichev: Khi chúng ta đánh giá kết quả hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong những năm gần đây, điều quan trọng là phải xem xét bối cảnh phát triển của sự hợp tác này. Việc áp dụng các lệnh trừng phạt chống Nga đã tác động tiêu cực đến động lực thương mại và hợp tác đầu tư của Nga. Điều quan trọng cần lưu ý là các lệnh trừng phạt bắt đầu có tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế Nga - Việt Nam từ năm 2018. Vào thời điểm đó, việc đưa một số công ty Nga vào danh sách trừng phạt đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện một số dự án chung. Và vào năm 2022, hai nước phải đối mặt với những khó khăn mang tính hệ thống về mặt hậu cần và thanh toán. Còn giờ đây tôi có thể khẳng định sự thích nghi tự tin với các điều kiện mới và khôi phục động lực cao trong quan hệ thương mại và kinh tế giữa Nga và Việt Nam. Thứ nhất tính đến cuối năm 2023, hai nước ghi nhận sự gia tăng trong thương mại song phương, tăng 8,3% so với năm 2022. Căn cứ vào kết quả 10 tháng năm 2024, đà tăng trưởng tích cực tiếp tục được duy trì, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2023; cả xuất khẩu và nhập khẩu từ Việt Nam đều đang tăng trưởng. Về một nhóm hàng Nga còn đang dẫn đầu trong nhập khẩu của Việt Nam, ví dụ, Nga là nước cung cấp thịt lợn lớn thứ 2 cho Việt Nam sau Brazil (Bra-xin). Theo kết quả 11 tháng năm 2024, thịt lợn Nga chiếm 29,8% lượng thịt lợn nhập khẩu của Việt Nam. Thứ hai, các tuyến hậu cần đa phương thức mới đã được triển khai giữa Nga và Việt Nam, thường xuyên được bổ sung những dịch vụ mới, còn cảng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành các đầu mối vận tải cho các công ty Nga để tiếp tục giao hàng đến các quốc gia khác ở Đông Nam Á ví dụ đến Malaysia và Thái Lan. Thứ ba, tỷ lệ thanh toán bằng đồng nội tệ đang tăng lên. Ngân hàng liên doanh Việt - Nga đang hỗ trợ tích cực cho thương mại song phương bằng đồng ruble và VND. Đồng thời, các doanh nghiệp Nga và Việt Nam đang nghiên cứu và triển khai các kênh thanh toán mới bền vững hơn, không chịu tác động tiêu cực của lệnh trừng phạt. Thứ tư, tôi không thể không lưu ý đến sự phục hồi ổn định của thương mại dịch vụ giữa hai nước. Đến cuối năm 2024, lượng khách du lịch từ Nga đến Việt Nam tăng 84,9%. Khách du lịch Nga thường xuyên chọn Việt Nam làm điểm đến cho kỳ nghỉ. Đồng thời, sau khi Nga triển khai vào năm 2023 cơ chế cấp thị thực điện tử, lượng khách du lịch từ Việt Nam đến Nga đã tăng đều đặn. Về con số vẫn còn chưa lớn, nhưng xu hướng là tích cực. Chúng tôi hy vọng rằng năm nay nhiều du khách Việt Nam sẽ lựa chọn Nga làm điểm đến du lịch hơn. Thứ năm, các liên doanh Việt-Nga tiếp tục hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Ví dụ, vào năm 2024, liên doanh Vietsovpetro đã kỷ niệm việc khai thác tấn dầu thứ 250 triệu. Tập đoàn GAZ trong năm khó khăn 2022 bắt đầu lắp ráp hàng loạt xe ô tô ở Việt Nam. Hiện nay, xe ô tô liên doanh tại Việt Nam không chỉ được bán trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước láng giềng, cụ thể là Lào. Ngoài ra, còn có rất nhiều dự án đang được triển khai ở cả Việt Nam và Nga. Ví dụ, tại Việt Nam, dự án xây dựng Trung tâm Khoa học hạt nhân đang được triển khai theo kế hoạch. Doanh nghiệp sữa TH True Milk đang xây dựng nhà máy tại ba khu vực lớn của Nga (tỉnh Moskva, Kaluga, vùng Primorsky). Nhiều dự án trong lĩnh vực năng lượng đang trong giai đoạn triển khai tích cực. Phóng viên: Ông đánh giá tiềm năng hợp tác giữa hai nước như thế nào? Những lĩnh vực và ngành công nghiệp nào sẽ thu hút các nhà đầu tư Nga? Việt Nam nên xuất khẩu những sản phẩm nào sang Nga? Thứ trưởng Vladimir Ilichev: Doanh nghiệp Nga sẵn sàng tăng nguồn cung cấp dược phẩm, mỹ phẩm hữu cơ và bánh kẹo cho Việt Nam. Các thương hiệu quốc gia Made in Russia hiện đang hoạt động trên các nền tảng thương mại trực tuyến chính ở Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop và Sendo.Nếu nói về các sản phẩm thịt, các doanh nghiệp Nga không chỉ tích cực cung cấp cho thị trường Việt Nam mà còn nghiên cứu khả năng nội địa hóa sản xuất, ví dụ như đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thịt và cơ sở sản xuất sữa.
Nga sẵn sàng triển khai các dự án trong lĩnh vực hợp tác công nghiệp. Để tăng tính ổn định cho nguồn cung từ Việt Nam sang Nga, Nga sẵn sàng hợp tác với các nhà sản xuất container tại Việt Nam. Các công ty Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng "xanh” và giao thông "xanh" tại Việt Nam, bao gồm các dự án trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, gió và thủy điện. Hiện tại Nga đang tìm hiểu khả năng cung cấp các sản phẩm công nghiệp có lượng khí thải carbon thấp của Nga cũng như LNG tới Việt Nam. Nga sẵn sàng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực số hóa. Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể, ví dụ trong phát triển thương mại điện tử và đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng về số hóa hệ thống hành chính công. Nga có năng lực cao trong lĩnh vực số hóa và sẵn sàng chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm trong các lĩnh vực như vệ tinh, thành phố thông minh và an toàn, giải pháp đám mây, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo. Chúng tôi đề xuất phát triển hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần kỹ thuật số ví dụ như điều hướng kỹ thuật số. Chúng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực thương mại không giấy tờ. Việc Liên bang Nga gia nhập Hiệp định khung về đơn giản hoá thương mại không giấy tờ xuyên biên giới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2023 mở ra cơ hội mới để phát triển hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN khác trong lĩnh vực này. Kinh tế sáng tạo có thể trở thành một lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn. Nga đã đặt mục tiêu tăng tỷ trọng của ngành này lên 6% GDP vào năm 2030 từ mức 3,5% GDP hiện nay. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và những tiến bộ trong việc quản lý ngành, cũng như cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm sáng tạo của Nga. Ví dụ, các sản phẩm hoạt hình - phim hoạt hình của Nga như phim hoạt hình "Mèo Hermitage" đã trở thành một trong những phim dẫn đầu về phân phối phim nước ngoài của Nga vào năm 2023, phần lớn doanh thu phòng vé đến từ Việt Nam. Nếu nói về nhập khẩu từ Việt Nam nhu cầu truyền thống của Nga vẫn là hoa quả, trà và cà phê Việt Nam. Gần đây thị trường Nga đã xuất hiện những sản phẩm mới thú vị của Việt Nam như trà nước ép. Sản phẩm điện tử và các linh kiện và hợp tác công nghiệp trong lĩnh vực này cũng được quan tâm. Phóng viên: Về chính sách, cơ chế kích thích hợp tác kinh tế, ông có đề xuất gì từ Nga? Thứ trưởng Vladimir Ilichev: Từ năm 2016, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam đã có hiệu lực. Hiệp định này ban đầu đã thúc đẩy thương mại giữa Nga và Việt Nam. Nga đang sử dụng kinh nghiệm này để ký kết các thỏa thuận tương tự trong khu vực, ví dụ với Indonesia (In-đô-nê-xi-a). Giai đoạn hiện nay, điều quan trọng là phải nỗ lực hài hòa các tiêu chuẩn, thông lệ quản lý và giảm các rào cản phi thuế quan trong thương mại và hỗ trợ các dự án chung. Bộ Phát triển Kinh tế Nga đóng vai trò là cơ quan thư ký của Ủy ban liên Chính phủ Nga-Việt về hợp tác thương mại, kinh tế và khoa học kỹ thuật đứng đầu là Phó Thủ tướng Dmitry Chernyshenko về phía Nga và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phía Việt Nam. Các cuộc họp được tổ chức đều đặn, năm ngoái cuộc họp kỷ niệm 25 năm thành lập Ủy ban đã được tổ chức tại Moskva. Và hai nước đã thấy được hiệu quả của hợp tác song phương có hệ thống trong khuôn khổ Ủy ban. Ví dụ, trong việc mở quyền tiếp cận thị trường một số hàng hóa, trong việc hài hòa các phương pháp tiếp cận để điều chỉnh các ngành công nghiệp, hỗ trợ các dự án chung. Các nhóm làm việc mới đang được thành lập trong Ủy ban liên chính phủ, ví dụ, mới đây đã quyết định thành lập nhóm làm việc về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nghiên cứu thành lập nhóm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đây chắc chắn là kênh thuận tiện để khởi động các sáng kiến chung từ thương mại và bất động sản đến khoa học và giáo dục. Trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ, hai bên đã nhất trí về Kế hoạch toàn diện phát triển hợp tác đến năm 2030, bao gồm các bước cụ thể cho sự hợp tác trên 13 ngành công nghiệp - văn bản này dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin tới Việt Nam.Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn ông!- Từ khóa :
- Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga:
- Nga
- Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga
19:27' - 10/01/2025
Dữ liệu của Rystad Energy cho thấy các tàu vận chuyển LNG đã chở 17,8 triệu tấn khí từ Nga cập cảng châu Âu trong năm 2024, tăng 2 triệu tấn so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Nga mở rộng hạ tầng điện hạt nhân
11:06' - 08/01/2025
Trong 10-15 năm tới, Nga sẽ có thêm 8 vùng mang quy chế khu vực năng lượng điện nguyên tử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 6,9% trong quý I/2025
15:47'
Theo Tổng Cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong quý I/2025 tăng 6,9% lên 6.130 tỷ nhân dân tệ (khoảng 850,1 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ đàm phán thương mại với Mỹ vào tuần tới
15:35'
Thái Lan đặt mục tiêu tổ chức các cuộc đàm phán với các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần tới để đảm bảo được miễn thuế quan đối ứng 36% theo kế hoạch đối với hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản không vội kết thúc đàm phán thuế với Mỹ
15:19'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhấn mạnh không nhất thiết phải kết thúc vội vàng các cuộc đàm phán về thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc ngân sách bổ sung để ứng phó lạm phát
15:01'
Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do (LDP), ngày 13/4 cho biết sẽ phối hợp để trình dự thảo ngân sách bổ sung trong phiên họp thường kỳ của Quốc hội nhằm đối phó với tình trạng lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc điều tra đặc biệt hành vi trốn thuế chống bán phá giá
14:45'
Tổng cục Hải quan Hàn Quốc (KCS) ngày 14/4 thông báo đã triển khai cuộc điều tra đặc biệt nhằm xử lý các hành vi trốn thuế chống bán phá giá.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ: Thách thức ở phía trước
14:22'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày nhưng những khó khăn để sớm chấm dứt cuộc chiến thương mại mà ông Trump khơi mào đang dần hiện rõ.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam
14:07'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có thông điệp sau khi tới Sân bay quốc tế Nội Bài.
-
Kinh tế Thế giới
Ảnh vệ tinh hé lộ tàu chiến lớn chưa từng có của Triều Tiên
13:51'
Các ảnh vệ tinh mới cho thấy Triều Tiên đang đóng tàu chiến có thể là lớn nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử
13:19'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/4 cam kết sẽ tiến hành một cuộc điều tra thương mại về an ninh quốc gia đối với lĩnh vực bán dẫn.