Thúc đẩy sản xuất để phục hồi tăng trưởng nông nghiệp
Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc gặp mặt báo chí thường kỳ về nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 và quý IV/2016 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 1/9.
Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt, ngành sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, nhất là các địa phương ở Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể là rà soát chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hàng năm như: ngô, đậu tương, vừng, lạc, rau màu... có nhu cầu thị trường và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Từ nay đến cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp các địa phương tập trung khắc phục hậu quả của hạn hán ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và bão lụt ở miền Bắc để khôi phục sản xuất, chuyển đổi sản xuất các giống cây trồng linh hoạt theo phương án cụ thể cho từng vùng, đảm bảo hiệu quả.
Ông Trần Quốc Tuấn, Quyền Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, ngành sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt các tỉnh miền Trung do mưa nhiều nên dễ phát sinh dịch bệnh vào cuối vụ.
Tại các tỉnh phía Bắc năm nay cũng có mưa nhiều nên có hiện tượng lúa phát triển đòng muộn hơn quy luật. Một số diện tích do mưa bão nên gieo cấy chậm hơn thời vụ 1 tuần nên làm đòng chậm hơn so với mọi năm. Do vậy, các địa phương cần tập trung chăm sóc chủ yếu khâu nuôi và đón đòng, chú ý sâu bệnh cuối vụ, nhất là sâu cuốn lá, sâu đục thân để có vụ mùa thắng lợi.
Chăn nuôi cũng là lĩnh vực được cho có nhiều dư địa và có lợi thế phát triển. Năm nay dự báo là được mùa toàn diện cả về sản lượng, giá trị, thị trường. Ngành sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi và an toàn dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Đồng thời, tập trung thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển giống vật nuôi chất lượng cao, kể cả nhập khẩu; tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi và việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Theo ông Trần Quốc Tuấn cho rằng, dịch bệnh trên chăn nuôi đang được khống chế cơ bản, tuy nhiên không nên chủ quan bởi mưa nhiều dễ bùng phát dịch bệnh. Người chăn nuôi cũng không nên nuôi ồ ạt khi không đảm bảo nguồn giống tốt.
Đối với nuôi trồng thủy sản, ngành nông nghiệp cũng hướng dẫn người dân các giải pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất và điều chỉnh cơ cấu đối tượng nuôi phù hợp, hiệu quả; tăng cường kiểm tra và giám sát thực hiện việc tuân thủ các quy định điều kiện nuôi, tăng cường công tác quan trắc và cảnh báo môi trường, phòng chống dịch bệnh trên thủy sản.
Đặc biệt, phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý tôm giống và vật tư đầu vào, đảm bảo chất lượng; thúc đẩy sản xuất tôm.
Bên cạnh đó, hoàn thành việc thống kê thiệt hại của người dân tại 4 tỉnh miền Trung và đề xuất các giải pháp bồi thường, hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; hoàn thiện Đề án đề xuất chính sách hỗ trợ người dân khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư vào thủy lợi
20:17' - 01/09/2016
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã mang đến nhiều khó khăn, thách thức cho ngành thủy lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát hiện chất cấm mới Systeamine trong chăn nuôi
19:48' - 01/09/2016
Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện hai công ty nhập khẩu hóa chất và có bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, phát hiện chất cấm mới là Systeamine.
-
Kinh tế Việt Nam
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ở miền Trung phải công khai, minh bạch
22:15' - 31/08/2016
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết Bộ đã hướng dẫn các địa phương kê khai, tính toán thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ cho người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.