Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư vào thủy lợi
Để giải quyết vấn đề này không phải là câu chuyện trong một sớm một chiều mà đòi hỏi nguồn lực rất lớn đầu tư vào ngành. Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng xung quanh vấn đề này.
BNEWS: Thứ trưởng có đánh giá như thế nào về những thách thức của biến đổi khí hậu lên hệ thống thủy lợi Việt Nam?
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng : Chúng ta đã chứng kiến một năm đầy thiên tai, từ hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long đến bão lũ, sạt lở đất trong mùa mưa bão. Biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống nhân dân, trong khi yêu cầu của phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ngày càng cao.
Sắp tới Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ công bố kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam. Kịch bản thể hiện sự gia tăng của các giá trị trung bình như: nhiệt độ, mưa lũ, nước biển dâng…
Nhưng điều gay go nhất là sự cực đoan của thời tiết, thời gian xuất hiện thời tiết bất thường với tần suất dày hơn. Thách thức nữa là áp lực phát triển kinh tế xã hội, nhất là 10 năm trở lại đây Việt Nam sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, đất vùng ngập mặn ven biển.
Đổi mới nền kinh tế; trong đó có nông nghiệp đòi hỏi việc cấp nước, phòng chống thiên tai ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tái cơ cấu nông nghiệp, hội nhập nền kinh tế đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cũng như hướng tới một nền sản xuất sạch, ngay chất lượng nước cũng phải nâng cao.
Đặc biệt trong thủy lợi, trước đây chúng ta thiên mạnh đầu tư phục vụ cây lúa thì nay nhiều nơi phải chuyển sang cây trồng cạn, cây công nghiệp, thủy sản và cho nền kinh tế ven biển.
Từ trước đến nay, ngành thủy lợi tồn tại bản chất cố hữu là hoạt động theo cơ chế hành chính bao cấp nhưng nay phải chuyển sang cơ chế thị trường. Trong đó cái cốt lõi là huy động được sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, "biến" nước trở thành hàng hóa.
Mục tiêu đặt ra là phải huy động được nguồn lực, sự tham gia của các thành phần kinh tế tạo tiền đề cho phát triển bền vững. Những cơ chế này sẽ tạo cho người nghèo, những khu vực hạn hán có cơ hội tiếp cận với nguồn nước, với phòng chống thiên tai.
BNEWS: Vậy cần có những giải pháp nào để thu hút các nguồn lực đầu tư vào thủy lợi, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng : Thủy lợi là lĩnh vực cần đầu tư hạ tầng rất lớn. Nhà nước đầu tư rất lớn nhưng không bao giờ đủ. Nguồn vốn ODA bị hạn chế nên sẽ phải huy động vốn từ khu vực tư nhân và người sử dụng nước.
Hiện khu vực tư nhân đang rất hào hứng trong nhiều lĩnh vực của thủy lợi như cấp nước nông thôn, thủy lợi cho Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long… Đây là tín hiệu rất tốt để huy động nguồn lực này.
Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã quy định tương đối rõ đối tượng, hình thức đầu tư. Cần hướng dẫn sâu Nghị định này để huy động sự tham gia của doanh nghiệp.
Thể chế tốt cũng sẽ tạo động lực cho khoa học công nghệ phát triển, tạo cầu cho khoa học công nghệ hay thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực… Do vậy, thể chế là rất quan trọng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phải đẩy nhanh hơn nữa thông tư hướng dẫn trong đặc thù của ngành nhưng quan trọng là nhận thức, khi chuyển sang PPP thì phải phân bổ lại nguồn lực đầu tư.
Nguồn đầu tư công đã được ấn định nhưng vẫn phải dành nguồn lực cho đầu tư PPP với một tỷ lệ nhất định. Nếu không với xu thế hiện nay vẫn muốn làm theo đầu tư công.
BNEWS: Nguồn ODA đang bị hạn chế, vậy việc huy động nguồn vốn này cho thủy lợi thời gian tới cần được đặt ra như thế nào?
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng: ODA là nguồn lực quan trọng, không chỉ là tài chính, các công trình hạ tầng mà qua thực hiện còn nâng cao năng lực thể chế giúp Việt Nam có thể tiếp cận được những thể chế tốt của thế giới.
Hiện nay Việt Nam đang vận động tốt nguồn vốn này cho an toàn đập, tái cơ cấu nông nghiệp, quản lý nước vùng hạn, Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Do nguồn vốn ODA giảm nên có thể hướng đến các nguồn vốn có ưu đãi thấp hơn để hỗ trợ cho khu vực tư. Các hệ thống hạ tầng thủy lợi lớn đang được đầu tư rất tốt, nhưng đối với hệ thống hạ tầng nhỏ như kênh mương nội đồng hay các trạm bơm để bơm nước từ các hồ đập lên ở khu vừa Tây Nguyên… còn thiếu rất nhiều.
Trong khi đó khu vực này sử dụng ngân sách nhà nước tôi cho rằng còn thiếu và hiệu quả không cao, không phát huy được sự đổi mới sáng tạo của tư nhân. Do đó, nguồn vốn này sẽ kéo khu vực tư nhân đầu tư vào thủy lợi, điều này vừa huy động được nguồn lực vừa có được sự quản lý bền vững./.
BNEWS: Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới tư duy trong quản lý công trình thủy lợi
14:34' - 26/08/2016
Nhiều hệ thống công trình thủy lợi hiện chỉ được thiết kế để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiếp tục thanh tra việc sử dụng thủy lợi phí tại Hải Phòng
21:15' - 17/08/2016
Kết quả thanh tra việc sử dụng thủy lợi phí tại Hải Phòng sẽ được báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/10/2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông dân An Giang hiến đất để làm mương thủy lợi chống hạn
17:24' - 01/05/2016
Nhiều nông dân nghèo ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã tình nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất để mở rộng hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng, dẫn nước cứu lúa và hoa màu.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu: Hồ chứa thủy lợi, thủy điện đều kiệt quệ nguồn nước
11:11' - 11/04/2016
Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện là nguồn nước cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở khu vực Nam Trung bộ, nhưng cho đến nay đã bị khô cạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.