Thực hiện dịch vụ công trực tuyến tiết kiệm được bao nhiêu chi phí xã hội?
Số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tăng gấp 90 lần so với thời điểm khai trương và 4,5 lần so với quý I/2020 (tháng 3/2020 là 161 dịch vụ). Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.
6 dịch vụ công trực tuyến mới nhất được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và được thực hiện trong toàn quốc ở thời điểm ngày 1/7 gồm: Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; cấp mới, đổi giấy phép lái xe mức độ 4; nộp tiền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Thanh tra giao thông; nộp tiền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Cảnh sát giao thông; đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Nếu như dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, là dịch vụ quan trọng, có vai trò thúc đẩy số hóa, thì 5 dịch vụ công còn lại cũng hướng tới việc phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của hàng triệu người dân, doanh nghiệp, như: phục vụ việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình của khoảng 17 triệu đối tượng; phục vụ hơn 614 nghìn đối tượng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có hơn 38 triệu đối tượng tiềm năng là các lao động chưa tham gia phương thức đóng bảo hiểm xã hội nào…Với giá trị sử dụng của bản sao điện tử đã được chứng thực có giá trị thay cho bản chính, sẽ giúp hầu hết các thủ tục hành chính thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên môi trường điện tử (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4), cũng như tạo điều kiện để thực hiện các giao dịch số trong lĩnh vực dân sự, kinh tế.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với người dân, doanh nghiệp, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn với người dân, doanh nghiệp đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi khi thực hiện thủ tục.Bản sao chứng thực điện tử được ký số bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác và có thể sử dụng lại nhiều lần; hơn nữa, giúp người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4) đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử, loại bỏ tình trạng phải nộp bản sao chứng thực/xuất trình bản giấy để xác minh lại hồ sơ như hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trong năm 2019, có hơn 102 triệu bản sao chứng thực được thực hiện, nếu sử dụng lại được 30% kết quả chứng thực, chi phí xã hội tiết kiệm được là 428,4 tỷ đồng/năm. Một dịch vụ công khác được người dân đặc biệt quan tâm, đó là nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông. Dịch vụ này đã được thực hiện thí điểm tại 5 địa phương là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận từ ngày 13/3. Thời gian qua, số lượng người tra cứu để thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tương đối lớn, khoảng 16 nghìn lượt tra cứu, thực hiện. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã cung cấp gần 11 nghìn dữ liệu về các trường hợp vi phạm hành chính để phục vụ tra cứu, nộp phạt trực tuyến. Tuy nhiên, số lượng thực hiện nộp phạt trực tuyến thành công còn thấp. Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan, nguyên nhân là do phạm vi thực hiện thí điểm còn hẹp, chỉ thực hiện đối với quyết định xử phạt từ cấp Phòng trở lên, nên số lượng đối tượng thuộc trường hợp này còn ít.Hơn nữa, cá nhân, tổ chức cũng khó phân biệt được trường hợp của họ thuộc cấp nào có thẩm quyền xử phạt nên gây khó khăn trong tra cứu, thực hiện. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của các đơn vị thực hiện dịch vụ còn hạn chế; tâm lý, thói quen của người dân còn e ngại khi thực hiện theo hình thức trực tuyến…
Do đó, để nâng cao chất lượng phục vụ, từ 1/7, việc nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến sẽ được mở rộng phạm vi thực hiện trên toàn quốc đối với thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông và chỉ huy cấp Đội trở lên thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương và các đơn vị trực thuộc Cục Cảnh sát giao thông. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, ước tính, với 6 dịch vụ công trực tuyến mới được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, có thể giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí thực hiện của người dân, doanh nghiệp tối thiểu khoảng 1.686 tỷ đồng/năm. Theo số liệu thống kê, so với quý I, tính đến ngày 29/6, số tài khoản đăng ký trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tăng hơn gấp đôi, đạt hơn 179.600; số lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ cũng tăng gấp đôi, lên tới hơn 46,6 triệu lượt, tương ứng mỗi tháng có khoảng 7,7 triệu lượt truy cập.Hiện nay, đã có hơn 10,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; hơn 154.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến từ Cổng Dịch vụ công quốc gia, tăng gấp 11 lần so với quý I/2020.
Trung bình mỗi tháng, Cổng tiếp nhận, xử lý hơn 46.000 hồ sơ trực tuyến, mỗi ngày tiếp nhận hơn 2.000 hồ sơ. Hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng đưa vào vận hành từ tháng 3/2020, đến nay sau 3 tháng triển khai, đã tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến với 6 bộ, ngành và 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có hơn 2.100 lượt giao dịch thành công.
Bên cạnh đó, Cổng cũng đã tiếp nhận, xử lý hơn 6.700 phản ánh, kiến nghị và hỗ trợ, giải đáp hơn 15.100 cuộc gọi tới tổng đài./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bảo hiểm xã hội giải quyết 690 hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
18:02' - 25/06/2020
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, sau hơn 6 tháng, đã có 690 hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết từ Cổng Dịch vụ công quốc gia.
-
Ngân hàng
Khánh Hòa ký kết thanh toán trực tuyến dịch vụ công với 6 đối tác
19:00' - 22/06/2020
Từ nay đến cuối năm, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng thủ tục hành chính cho phép thanh toán trực tuyến đối với tất cả các thủ tục hành chính có phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.