Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở: Không chỉ là nhiệm vụ "riêng" của cơ quan dân vận
Tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức ngày 16/7 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận chuyên đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết về giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
* Cải cách hành chính là giải pháp quan trọng để đảm bảo dân chủ ở cơ sở Thời gian qua, Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo thực hiện dân chủ cơ sở trong hệ thống hành chính, thực hiện “dân vận chính quyền”, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của hệ thống hành chính. Cho rằng vấn đề nhận thức về vị trí, yêu cầu của công tác dân vận trong hệ thống hành chính và đội ngũ công chức đã có những chuyển biến tích cực, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, đây là một trong những yếu tố góp phần khắc phục cơ bản tình trạng coi công tác dân vận là nhiệm vụ “riêng” của hệ thống cơ quan dân vận. Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 28 Luật, mỗi năm ban hành hơn 100 Nghị định trên tinh thần tạo thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền làm chủ, tham gia sản xuất, kinh doanh…Đặc biệt, khâu lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, của nhân dân được chú trọng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Không ít trường hợp khi nhận được ý kiến đóng góp xác đáng của nhân dân, Chính phủ đã điều chỉnh, chỉ đạo các Bộ điều chỉnh ngay các văn bản, chính sách mới được ban hành.
Thủ tướng Chính phủ, nhiều thành viên chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã định kỳ tiếp, đối thoại với các tầng lớp nhân dân, mở thêm các kênh tiếp nhận ý kiến, nguyện vọng của người dân. Qua đó không chỉ tiếp thu ý kiến một chiều mà còn khiến các doanh nghiệp, người dân hiểu, tự nguyện thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước.Cho rằng cần chú trọng công tác dân vận, dân chủ cơ sở trong tổ chức thực hiện chính sách, các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế xã hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ví dụ: “Thực tiễn cho thấy, những dự án, công trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, địa phương nào tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần phát huy dân chủ, người dân được tham gia lựa chọn công trình, được tham gia xây dựng, giám sát và cả tham gia quản lý, vận hành, bảo dưỡng thì đầu tư tiết kiệm, phát huy hiệu quả.”
Bên cạnh đó, không ít dự án, công trình, thậm chí là những dự án, công trình lớn nhưng trong quá trình thực hiện không đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì hiệu quả không cao, dễ phát sinh tiêu cực, lãng phí, gây bức xúc trong nhân dân.
Để tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm giải trình của từng tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cho những tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan và cho các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin; có cơ chế tiếp thu, phản hồi ý kiến của nhân dân, báo chí. Bên cạnh việc tăng cường đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cải cách hành chính là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đảm bảo dân chủ ở cơ sở. Những năm gần đây, công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành được chỉ đạo quyết liệt hơn, song vẫn còn “sức ỳ” khá lớn của bộ máy.Số lượng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 còn rất thấp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chỉ khi các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở cấp độ cao nhất thì mọi quy trình, thủ tục, thời gian, chi phí của người dân mới được công khai, minh bạch; hạn chế tiếp xúc trực tiếp, từ đó loại bỏ các điều kiện để nuôi dưỡng, phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, hạn chế quyền làm chủ của nhân dân.
* Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, yêu cầu, nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đòi hỏi thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, để bảo đảm dân chủ, nhân dân phải được tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết: Thời gian qua, các văn bản pháp luật trực tiếp quy định về thực hiện dân chủ trong các loại hình, hệ thống pháp luật ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được từng bước hoàn thiện, góp phần thể chế hóa các chủ trương của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở.Đặc biệt, nhiều nội dung về quyền dân chủ trực tiếp và gián tiếp trong Hiến pháp 2013 và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được cụ thể hóa tại phần lớn trong số 54 luật, pháp lệnh thi hành Hiến pháp được ban hành từ năm 2014 đến nay; trong đó có nhiều văn bản quan trọng như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật tiếp cận thông tin, Luật Báo chí, Luật Trợ giúp pháp lý, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015…
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng pháp luật, từ việc thể chế hóa nội dung đến giám sát thực hiện; rà soát để chuẩn hóa phạm vi thực hiện quyền dân chủ và giám sát của nhân dân, đảm bảo quyền lợi của cả người dân và Nhà nước, cũng như tính khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; có chế tài xử lý trách nhiệm của cơ quan, công chức nhà nước khi làm sai và các trường hợp lợi dụng dân chủ để cố tình vi phạm. Đối với các quy định của pháp luật khác có liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, môi trường, đầu tư, cần quy định rõ ràng, đồng bộ, thống nhất và khả thi hơn về một số nội dung có liên quan trực tiếp đến người dân trong các dự án cụ thể. Trong trường hợp một số quy định trong các dự án luật còn có ý kiến khác nhau hoặc có tính nhạy cảm thì cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, thẩm định với tinh thần cầu thị, vì lợi ích chung; có phương án truyền thông, dân vận để tạo sự đồng thuận. * Thành công từ những mô hình tự quản của nhân dân Đồng Tháp là địa phương đã thành công trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với xây dựng các mô hình tự quản của nhân dân ở cộng đồng dân cư. Việc thực hiện dân chủ được phát huy mạnh mẽ trong thực hiện các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Các mô hình tự quản cộng đồng của nhân dân đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Đồng Tháp luôn xác định dân chủ là mục tiêu, động lực của phát triển trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, xây dựng chính quyền kiến tạo, thân thiện phục vụ nhân dân là những nhiệm vụ chính góp phần thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở Đồng Tháp thông qua những công tác thiết thực.Trong đó Đồng Tháp đã thành lập Trung tâm hành chính công, “Một cửa liên thông”; đối thoại, tiếp xúc với nhân dân; thực hiện “6 biết, 6 chào” (Biết chào, biết cười, biết lắng nghe, biết hướng dẫn, biết cảm ơn, biết xin lỗi”; dịch vụ công mức độ 3,4; tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính, đơn khiếu nại, tố cáo của công dân… được thực hiện kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, thực hiện rà soát, xóa bỏ một số thủ tục hành chính không cần thiết...
Mô hình “Hội quán” và “Tổ nhân dân tự quản” là hai mô hình đã được triển khai và đem lại tác động tích cực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua việc phát huy dân chủ của người dân ở cộng đồng dân cư. Mô hình đầu tiên có tên “Canh Tân Hội quán” ra đời từ giữa năm 2016.Đến nay, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã thành lập được 52 hội quán với hơn 1.775 thành viên. Từ mô hình này đã phát triển được 5 hợp tác xã. Mỗi hội quán ra đời gắn với một ngành nghề, mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương, do nhân dân tự nguyện lập ra để sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm về quy trình, kỹ thuật mới trong sản xuất; cập nhật thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Hoạt động của hội quán đã từng bước thay đổi nhận thức, phát huy quyền làm chủ của người dân. Với tinh thần đoàn kết, tự nguyện, người dân đã phần nào khắc phục được tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ; tạo động lực để người dân tự quyết định, tự chịu trách nhiệm. Từ thành công của việc triển khai thí điểm 36 mô hình “Tổ nhân dân tự quản”, tháng 9/2016, tỉnh đã thống nhất triển khai gần 12.500 “Tổ nhân dân tự quản”, với hai nội dung hoạt động trọng tâm gồm: Khuyến học và an ninh trật tự; tiếp nhận thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng dân cư đến với các cấp ủy, chính quyền cơ sở. Các mô hình tự quản của cộng đồng đã mở ra một hướng đi mới trong công tác dân vận, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở nông thôn; thật sự đáp ứng nguyện vọng của người dân; hình thành phương châm công tác dân vận mới, làm thay đổi nhận thức của người dân theo hướng “Tự lực, chăm chỉ, hợp tác”.Thông qua các mô hình, quyền làm chủ của nhân dân được đề cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn khi người dân được trao quyền làm chủ quản lý xã hội. Công việc của họ thực sự được bàn và thực hiện tại cộng đồng dân cư. Tập quán sản xuất nhỏ lẻ của người dân cũng từ đó được thay đổi.
Người dân đã chủ động hơn trong xây dựng các loại hình kinh tế tập thể. Các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh như: Xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển du lịch; xây dựng tình đoàn kết, tương trợ, tạo mối quan hệ gắn bó trong mỗi cộng đồng dân cư… ngày càng được thực hiện hiệu quả./.
- Từ khóa :
- dân chủ
- dân chủ cơ sở
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phát huy dân chủ là động lực phát triển kinh tế - xã hội
17:20' - 16/07/2018
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
-
Doanh nghiệp
Luật An ninh mạng: Căn cứ pháp lý để công dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình
17:59' - 13/07/2018
Luật An ninh mạng được ban hành để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về bảo về an ninh mạng trong tình hình hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
18:29' - 04/07/2018
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ theo ba cấp độ đối với cơ quan thuộc quyền quản lý, các trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.