Thực phẩm biến đổi gen, lợi hay hại?
Thực phẩm biến đổi gen có lợi hay có hại, đến nay vẫn là cuộc tranh cãi lớn. Trên mạng xã hội, đây cũng là vấn đề được rất đông người dân quan tâm, bởi đó là đồ ăn, thức uống hàng ngày. Họ đều muốn biết một vấn đề: Sản phẩm GMO có hại hay không?
Nhà văn Tâm Phan là một trong những người phản đối thực phẩm biến đổi gen và sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng những sản phẩm này.
Theo nhà văn Tâm Phan, những sản phẩm biến đổi gen là cưỡng phối bằng cách dùng công nghệ để thay đổi mã di truyền tự nhiên, chèn gen dị biệt từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn, virus để tạo ra một sản phẩm mong muốn.
Sản phẩm ngô biến đổi gene là chèn gen của một loại vi khuẩn/virus vào ngô. Mục đích tạo ra một loại ngô có sản lượng tăng gấp đôi gấp ba sản lượng ngô tự nhiên, cho nên giá thành của ngô GMO rất rẻ.
Qua thí nghiệm cho chuột bạch ăn ngô GMO chuột nổi hạch, hình thành các khối ung thư và chết sớm.
Có không ít bà mẹ đồng tình với quan điểm của nhà văn Tâm Phan, nhiều người cực đoan cho rằng, tuyệt đối không nên ăn ngô, tránh luôn thịt chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp chứa ngô, đậu nành GMO; Không mua đường trắng tinh luyện từ củ cải đường, thay vào đó ăn đường thốt nốt, đường dừa, đường mía hữu cơ; Không ăn các loại dầu tinh luyện bằng hóa chất như dầu hạt cải, dầu ngô, dầu nành mà quay về truyền thống ăn dầu dừa, dầu lạc, dầu vừng…
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chưa có bất kỳ kết quả nghiên cứu khoa học nào cho thấy thực phẩm GMO gây ung thư.
Bạn Thảo Ly, sinh viên chuyên ngành Biochemistry (Hóa sinh) ĐH Oregon State University cho biết, bạn đã từng học một khóa về toxicology (độc tính) chuyên về GMOs và nhận thấy, bản thân GMO không phải là xấu.
Các nhà khoa học nghiên cứu GMO để giúp cây trồng phát triển tốt hơn nhờ cách loại bỏ các đặc điểm DNA xấu. Thảo Ly cho biết, trong buổi tổng kết khóa học, giáo sư của bạn đã kết luận, chưa có một bài nghiên cứu nào chứng tỏ đươc tác hại của GMO với con người.
Theo Thảo Ly, có thể công ty đó không tốt hoặc các nhãn hàng sản xuất đồ ăn không tốt nhưng đừng dùng từ GMO để đại diện cho tất cả những thứ không tốt đó, vì sẽ làm người dân hiểu nhầm.
Theo ý kiến cá nhân của bác sĩ – chuyên ngành Dược lý học Nguyễn Phương Thanh (Giảng viên ĐH Y Hà Nội, chuyên gia về thuốc Bộ Y tế), đừng thổi phồng quá đáng về thực phẩm biến đổi gen.
Hiện nay FDA (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), WHO (Tổ chức Y tế thế giới), nhiều viện nghiên cứu chính thống có uy tín trên thế giới, thậm chí hàng trăm nhà khoa học đạt giải Nobel ... đều đồng ý rằng, trước mắt chưa thấy có vấn đề gì về sự không an toàn của GMO khi phân tích toàn diện các nghiên cứu khoa học và thực tiễn theo dõi sử dụng trên người.
Nếu cần thiết chúng ta có thể đặt cho GMO một sự thận trọng và giám sát phù hợp, không quá ghê gớm vì bằng chứng tác hại của GMO là chưa rõ ràng.
Hiện nay, vấn đề GMO không hề nguy hiểm hơn những thảm hoạ khác như sử dụng thuốc trừ sâu, chất cấm, ô nhiễm .... trong sản xuất nông nghiệp.
BS Nguyễn Phương Thanh cho biết, quá trình biến đổi gene luôn xảy ra trong tự nhiên dù có con người hay không, trong trường hợp GMO, điều khác biệt duy nhất là sự biến đổi này do con người tạo ra. Nhiều loài thực vật được coi là truyền thống hiện nay thực tế là sản phẩm biến đổi xảy ra trong tự nhiên và được con người chọn lọc.
Về nguyên tắc, bất cứ sự biến đổi nào (kể cả lai tạo giống) đều có thể dẫn tới sự mất hiệu quả (giảm dinh dưỡng, giảm năng suất...) hoặc tăng độc tính (sinh thêm chất độc, tăng hàm lượng chất độc sẵn có (ví dụ với khoai GMO có thể gây tăng chất độc, nhưng hãy nhớ khoai thường cũng có sẵn độc tố), biến đổi môi trường...
Do vậy, bất cứ sự biến đổi gen nào cũng cần xem xét liệu nó có gây ra độc tính và giảm tác dụng hay không.
Nói như vậy có nghĩa rằng chúng ta đừng bao giờ xem xét GMO là một chỉnh thể thống nhất, và hãy thôi nói một cách vơ đũa cả nắm như “GMO có hại”, “GMO là quái vật”. Vì vấn đề phụ thuộc vào việc biến đổi gen nào, ở loài nào, vào thời gian nào, ... sẽ cho ra các thay đổi lợi ích/nguy cơ rất khác nhau ở mỗi GMO.
Do vậy, cần xem xét an toàn ở từng trường hợp nhất định và phải có đánh giá theo từng trường hợp để đi đến kết luận có tiếp tục lưu hành GMO cụ thể đó hay không.
Tiến hóa chính là một quá trình biến đổi gen và kết quả là chúng ta đã được hưởng rất nhiều lợi ích từ việc biến đổi gen đó. Do vậy, việc biến đổi gen có thể dẫn tới những kết cục tốt hoặc xấu, điều này hãy để cho các nhà khoa học giải quyết và được kiểm chứng, kiểm định, quy định bởi các nhà quản lý.
BS Nguyễn Phương Thanh cho rằng, quan trọng nhất chính là nhận thức của con người. Với hầu hết các sản phẩm được sử dụng trên người, hãy nhìn nhận nó ít nhất phải trên quan điểm lợi ích/nguy cơ, tức là tác dụng của nó có lớn hơn tác hại nó mang lại hay không.
Nhiều loại thuốc mà người dân vẫn đang sử dụng hiện nay chính là sản phẩm của công nghệ gen hay biến đổi gen như insulin, vacxin, erythropoietin...
Tin liên quan
-
Thị trường
Các loại thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam
10:19' - 03/04/2017
Có lẽ chưa lúc nào, vấn đề thực phẩm biến đổi gen lại nóng như hiện nay, nhất là khi vẫn luôn có những ý kiến tranh cãi trái chiều về ảnh hưởng của loại thực phẩm này đối với sức khỏe con người.
-
Kinh tế tổng hợp
Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới
14:46' - 30/11/2016
Ngày 30/11, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội đã diễn ra Lễ Mít tinh truyền thông phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam năm 2016.
-
Kinh tế số
Vinamilk sắp có sữa tươi organic chất lượng cao
12:39' - 30/11/2016
Tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ, Organic, được xem là tiêu chuẩn chất lượng cao cấp nhất hiện nay trên thế giới.
-
Chuyển động DN
Vinamilk lập trang trại bò sữa organic chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam
17:02' - 20/10/2016
Quy mô ban đầu của trang trại bò sữa organic của Vinamilk bao gồm là 500 con bò sữa hữu cơ, được chăn thả tự nhiên trong điều kiện thời tiết và môi trường tương đồng với châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.