Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Cựu quan chức Mỹ đánh giá những vấn đề cần đàm phán
Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai, cựu Đại diện thương mại và Thứ trưởng ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống George W Bush, ông Robert Joellick cho rằng cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị lần này cần thực tế và dựa trên những thỏa thuận đã đạt được ở hội nghị lần đầu tiên.
Ông Joellick, từng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), đã đánh giá về sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm hàng đầu của thế giới những ngày này.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, trong bài bình luận trên tờ The Wall Street Journal số ra ngày 24/2, cựu quan chức Mỹ tin rằng hội nghị thượng đỉnh lần này cần giải quyết 5 vấn đề.
Trước tiên, đó là "tháo ngòi" nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Việc đình chiến năm 1953 đã dẫn tới mối quan hệ căng thẳng 66 năm nay giữa Triều Tiên và Hàn Quốc và giờ cả hai bên phải từng bước chấm dứt sự đối đầu dai dẳng này.
Nếu nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên không còn hiện hữu, Mỹ có thể giảm số binh sĩ của mình đang đồn trú tại khu vực.
Thứ hai, Triều Tiên và Hàn Quốc cần có một chương trình nghị sự xây dựng lòng tin trong mối quan hệ song phương.
Những bước đầu tiên nên tập trung vào các mục tiêu nhân đạo, đoàn tụ gia đình, giao lưu thể thao và kết nối quan hệ cá nhân giữa người với người để dần dần mở cửa xã hội Triều Tiên ra với Hàn Quốc và với cả thế giới.
Các dự án kinh tế cần khuyến khích những cải tổ đơn giản nhằm nâng cao đời sống của người dân, phát triển thị trường.
Tiếp đến, theo ông Joellick, các bên phải đàm phán vấn đề an ninh khu vực. Bán đảo Triều Tiên từ lâu đã là nơi diễn ra việc tranh giành quyền lực ở Đông Bắc Á kể từ cuộc chiến Nhật-Trung những năm 1894-1895 và cuộc chiến Nhật-Nga thời kỳ 1904-1905.
Để có được an ninh và hòa bình lâu dài, cả hai miền Triều Tiên cần phải hợp tác với các nước châu Á khác và Mỹ trong những vấn đề như hạn chế số tên lửa tầm ngắn hay vấn đề Triều Tiên trao trả những công dân Nhật Bản bị bắt cóc.
Thứ tư, cả Washington và Seoul cần hướng Bình Nhưỡng tới những mô hình cải tổ kinh tế. Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc, cũng như các quốc gia khác có thể hỗ trợ lương thực, thuốc men cho Triều Tiên khi những lệnh trừng phạt vẫn đang có hiệu lực.
Nếu Triều Tiên hướng tới cơ chế thị trường thì các nước nhất là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cần mở cửa với quốc gia Đông Bắc Á này.
Và cuối cùng, cựu quan chức ngoại giao Mỹ nhận định tất cả các bên liên quan đều cần chung tay giải quyết mối hiểm họa tên lửa và vũ khí hạt nhân và quá trình này cần được tiến hành từng bước song song với việc xây dựng lòng tin.
Triều Tiên cần thực sự ngừng thử và phổ biến tên lửa và vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) kiểm tra theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Robert Zoellick cũng cho rằng những đề xuất của chính quyền Tổng thống Trump như ký Hiệp ước hòa bình hay mở các văn phòng liên lạc điều phối sẽ không đạt hiệu quả nếu không được kết nối với các mục tiêu về chính sách.
Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ sẽ diễn ra trong các ngày 27-28/2 tại Hà Nội. Tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại Singapore tháng 6 năm ngoái, hai bên nhất trí Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh lần hai dự kiến sẽ tập trung đàm phán về các bước phi hạt nhân hóa cụ thể của Bình Nhưỡng và các biện pháp tương ứng mà Triều Tiên yêu cầu Mỹ thực hiện như nới lỏng các lệnh trừng phạt và cải thiện quan hệ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Lực đẩy mới cho tiến trình phi hạt nhân hóa
13:43' - 26/02/2019
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ tạo những kết quả thực chất và cụ thể liên quan đến tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên: Chuyên gia tại Séc kỳ vọng về kết quả tích cực
09:28' - 26/02/2019
Một số chuyên gia tại Séc cho rằng hội nghị sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trong con mắt của các cường quốc trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai: Cơ hội mở đường xây dựng lòng tin
21:19' - 25/02/2019
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp-chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nhấn mạnh, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai là cơ hội để mở đường cho việc xây dựng lòng tin giữa hai bên.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.