Thương mại biên giới kỳ vọng vào sức bật mới
Mặc dù Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Trung Quốc được đánh giá đã tạo điều kiện để các tỉnh biên giới khai thác và phát huy thế mạnh tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng Việt Nam cần có chính sách phù hợp để hạn chế dần xuất khẩu tiểu ngạch và tăng cường xuất khẩu chính ngạch.
Bởi xuất khẩu tiểu ngạch không chỉ nhiều rủi ro, mà còn khiến hàng hóa Việt Nam không có động lực để cải thiện chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sức bật từ Hiệp định mới
Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký tháng 9/2016 với 16 điều sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung hàng năm ở mức ổn định, bền vững khoảng 30%.
Hơn nữa, Hiệp định này còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới. Đồng thời, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao vai trò của thương mại biên giới trong thương mại song phương.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, trái cây tươi, cao su….
Theo ông Đinh Văn Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc thực hiện thông qua các cửa khẩu biên giới đất liền và khu chợ biên giới được hai bên thỏa thuận nhất trí mở tại 7 tỉnh: Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên của Việt Nam và 2 tỉnh/khu Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).
Vì thế, hoạt động tại các chợ biên giới của người và phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh; hàng hóa xuất nhập khẩu ra, vào các khu (điểm) chợ biên giới thông qua đường qua lại biên giới mà hai bên thỏa thuận mở.
Thống kê cho thấy, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2011-2016 đạt trên 100 triệu USD, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 25% trong kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước.
Hiện thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Chẳng hạn như, mặt hàng sắn chiếm tới 90%, cao su 50% và gạo là 40%.
Do đó, ông Đinh Văn Thành cho rằng, khi Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc áp dụng vào thực tiễn sẽ bảo đảm tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung hàng năm ở mức ổn định, bền vững khoảng 30%.
Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại cũng chỉ ra một số tồn tại đặc thù trong quản lý thương mại biên giới hiện nay.
Đó là việc quản lý, điều hành chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế chính sách chung về xuất nhập khẩu nên chưa phát huy được những tiềm năng, lợi thế riêng của loại hình thương mại biên giới.
Chính sách thương mại các nước có nhiều lúc thay đổi nên hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa bị ảnh hưởng.
Cũng theo ông Đinh Văn Thành, hạ tầng tại các cửa khẩu còn hạn chế do còn thiếu vốn đầu tư. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thương mại biên giới chưa thực sự khởi sắc.
Một thực tế nữa tại tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc là hệ thống kho bãi tại cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hệ thống kho lạnh chưa được đầu tư.
Mặt khác, một số mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam có tính mùa vụ khi mua bán, trao đổi với Trung Quốc là theo hình thức đi chợ, doanh nghiệp không có hợp đồng mua bán sẵn.
Thông tin về thương mại biên giới phục vụ công tác quản lý và điều hành còn thiếu, hạn chế, đặc biệt là thông tin thương mại biên giới với Trung Quốc rất nhạy cảm…
Đẩy mạnh thương mại chính ngạch
Các chuyên gia thương mại khẳng định, sở dĩ thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo có được những bước tiến đáng kể một phần quan trọng là do hệ thống cơ chế, chính sách về kinh tế - thương mại cơ bản đã được nghiên cứu, ban hành.
Đây thực sự là công cụ điều chỉnh các hoạt động thương mại ở khu vực này đi đúng hướng.
Qua đó, góp phần khuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp, các hộ gia đình, những thương nhân và cư dân trong khu vực tham gia vào hoạt động thương mại tại địa phương.
Do vậy, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc góp phần chuyển dịch cơ cấu các tỉnh biên giới theo hướng tích cực, dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên năng động.
Để triển khai Hiệp định, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 2534/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện hiệp định.
Đại diện cho tỉnh có cột mốc giáp biên, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho hay, với vị trí địa đầu Tổ quốc, có 7 huyện biên giới với 34 xã, thị trấn biên giới, Hà Giang được đánh giá có tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu và thương mại biên giới. Tỉnh xác định đây là trọng tâm phát triển kinh tế của địa phương.
Để thúc đẩy thương mại biên giới phát triển, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Hà Giang sẽ tiếp nhận các ý kiến kiến nghị của các doanh nghiệp.
Cùng với đó, đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hạ tầng, rà soát, cải cách thủ tục hành chính; quyết tâm phá bỏ những rào cản gây khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đến đầu tư trong lĩnh vực thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu.
Bên cạnh những thuận lợi từ Hiệp định mang lại, ông Phạm Văn Trường, Trường Cao đẳng kinh tế thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, Việt Nam vẫn cần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hàng hóa bảo đảm chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.
Có như vậy, mới không còn tình trạng “giải cứu” các mặt hàng nông sản hay thực phẩm ở nhiều địa phương như thời gian qua.
Ngoài ra, Nhà nước cần triển khai cụ thể các giải pháp hỗ trợ thương nhân về thị trường, vốn, tạo thuận lợi trong chiến lược xuất nhập khẩu. Đồng thời, nghiên cứu tốt thị trường nước bạn để có phương án xuất khẩu phù hợp.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đàm phán với Trung Quốc mở rộng thêm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam vào bằng đường chính ngạch.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đinh Văn Thành nhấn mạnh, Việt Nam cần sớm nghiên cứu đề án thành lập “Hiệp hội kinh doanh biên mậu” để đảm bảo quyền lợi cho các thương nhân của Việt Nam trong kinh doanh với Trung Quốc và các nước láng giềng.
Cùng đó, ông Thành đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn đầu tư nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại ở khu vực biên giới nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới phát triển.
Mặt khác, theo ông Đinh Văn Thành cần đa dạng hóa các hình thức, phương thức xúc tiến thương mại, tăng cường hợp tác với các nước bạn trong tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo chuỗi giá trị vào sâu trong hệ thống phân phối nội địa của các nước.
Đặc biệt, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách về phát triển thương mại biên giới.
Đồng thời, khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động thương mại biên giới phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động thương mại biên giới.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tháo gỡ bất cập trong quản lý ngoại hối về thương mại biên giới Việt - Trung
12:36' - 26/05/2017
Hồ sơ thủ tục cấp phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân quá đơn giản dẫn tràn lan, gây khó khăn cho cơ quan quản lý, ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng chính sách linh hoạt tạo động lực phát triển thương mại biên giới
14:19' - 01/03/2017
Thương mại biên giới đang đứng trước những cơ hội phát triển thuận lợi như việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.