Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
Nhằm hỗ trợ, cung cấp thông tin toàn cảnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam và quốc tế, giới thiệu mô hình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến, sáng 26/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024 với chủ đề “Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt’’.
Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh, năm 2023, Việt Nam đã chứng kiến những bước phát triển đầy tự hào của thương mại điện tử. Báo cáo từ Amazon Global Selling Việt Nam, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tăng 50% và số lượng đối tác bán hàng tăng 40%. Tổng quan thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng trưởng 28,5% so với năm trước.
“Những con số này là minh chứng rõ nét cho tiềm năng to lớn và sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường quốc tế”, bà Lê Hoàng Oanh bày tỏ.
Thống kê cho thấy, Việt Nam tăng trưởng top đầu thế giới và khu vực với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023; quy mô kinh tế số 30 tỷ USD, top 3 Đông Nam Á. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
Bà Lê Hoàng Oanh cũng chỉ ra rằng, thương mại điện tử xuyên biên giới là đòn bẩy cho xuất khẩu trực tuyến. Khảo sát mới đây, 53% số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử, 47% sử dụng website hoặc ứng dụng tự xây. Ngoài ra, 60% doanh nghiệp thừa nhận giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử chiếm 10-30%.
Bên cạnh đó, thị trường phổ biến ứng dụng thương mại điện tử cho xuất khẩu gồm Hàn Quốc chiếm 45%; Nhật Bản chiếm 40%; Trung Quốc chiếm 38%. Số lượng trung bình nhà mua hàng sản phẩm Việt Nam đã tăng 55%; số lượng sản phẩm của Việt Nam có mặt trên nền tảng tăng 24%.
Đặc biệt, Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ cho thương mại điện tử xuyên biên giới như ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia 2021-2025 & 2026-2030. Cùng đó là chương trình đào tạo, tập huấn xuất khẩu online; giải pháp nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu…
Nhận định từ các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, thương mại xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận, triển khai ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới như hạn chế hiểu biết về quy định, pháp luật thị trường, thông tin thị trường sở tại, rào cản ngôn ngữ, thuế quan, logistics, thanh toán…
Bên cạnh đó, những biến động của thị trường quốc tế, căng thẳng thương mại, cùng yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp MSME.
Ông Liu Liang - Đại diện Sở Thương mại Vân Nam, Trung Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Vân Nam Trung Quốc cho biết, Việt Nam đã có sự phát triển đáng chú ý trong lĩnh vực thương mại điện tử. Theo số liệu năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt hơn 20 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vượt 25%. Cùng đó là một lượng lớn người tiêu dùng trẻ, nhu cầu mua sắm trực tuyến quốc tế mạnh mẽ đã tạo mối quan hệ bổ trợ tự nhiên với thị trường Trung Quốc.
Có thể nhận thấy, sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn như thanh long, hạt điều và hạt cà phê của Việt Nam đã thông qua nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Vân Nam, xuất hiện trên bàn ăn của người tiêu dùng Trung Quốc. Trong tương lai, cùng với việc tối ưu hóa logistics và chính sách, thị phần của những sản phẩm này sẽ còn tiếp tục mở rộng.
Theo ông Liu Liang, Vân Nam không chỉ là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, mà còn là điểm nút quan trọng thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử giữa hai nước. Để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cần xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử hoàn chỉnh hơn.
Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện mạng lưới logistics kho bãi, xây dựng thêm kho ngoại quan và trung tâm phân loại, đảm bảo hàng hóa Việt Nam thông quan nhanh chóng. Cùng đó, thông qua dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo, thực hiện phân tích thị trường chính xác, giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc. Mặt khác, thúc đẩy doanh nghiệp thương mại điện tử hai nước tổ chức nhiều hoạt động giao lưu và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thương mại điện tử có tầm nhìn quốc tế.
Nhằm đẩy mạnh hợp tác, ông Liu Liang cho rằng tới đây cần tăng cường liên kết ngành thông qua việc tổ chức thêm triển lãm thương mại điện tử xuyên biên giới và hội nghị kết nối thương mại, tạo nền tảng giao lưu cho doanh nghiệp. Cùng đó, đổi mới mô hình hợp tác, khám phá mô hình thương mại mới như sử dụng công nghệ blockchain để nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Đặc biệt, thúc đẩy thương mại điện tử xanh, khuyến khích bao bì thân thiện với môi trường và logistics carbon thấp, đóng góp cho sự phát triển bền vững toàn cầu.
Giới thiệu tiềm năng và cơ sở hạ tầng logistics trong xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) cho hay: Để bắt kịp với nhu cầu thị trường, VNPost đã từng bước triển khai mở rộng dịch vụ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng dựa trên 4 trụ cột chính gồm hành chính công, dịch vụ bưu chính, tài chính bưu chính và kinh doanh phân phối.
Tới đây, VNPost sẽ mở rộng hợp tác, định hướng trở thành nhà cung cấp dịch vụ số; tăng cường năng lực 3PL, 4PL. Mặt khác, triển khai giải pháp công nghệ, quy trình dịch vụ và chất lượng nhân sự đáp ứng mô hình logistics 3PL/4PL. Ngoài ra, kết nối với nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế để tích hợp mô hình quản lý dịch vụ trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, VNPost sẽ mở rộng mô hình liên doanh, liên kết triển khai các chương trình hợp tác thông qua mạng lưới bưu chính quốc tế; hợp tác, mở rộng mạng lưới phân phối và giao nhận tại thị trường mục tiêu như ASEAN, EU và Bắc Mỹ. Đặc biệt, VNPost hướng tới logistics và chuyển đổi số toàn diện qua việc cung cấp giải pháp logistics toàn diện (3PL/ 4PL); giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp logistics trong nước, quốc tế; giải pháp IOT, BigData; địa chỉ số và bản đồ số; giải pháp khai thác, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành trong các lĩnh vực. Xây dựng nền tảng số dựa trên lợi thế hạ tầng về logistics phục vụ tổ chức phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất đến hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng.
"Mục tiêu đến năm 2030 giá trị phân phối hàng hoá qua mạng lưới của VNPost đạt 1 tỷ USD và xây dựng mạng lưới chuyển đổi số cho xấp xỉ 500.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc", ông Phạm Anh Tuấn khẳng định.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.