Thương mại Mỹ - Trung khó thoát bế tắc
Các nhà phân tích cho rằng do cấp đại diện ở vòng đàm phán lần này tương đối thấp, nên kỳ vọng của hai bên vào kết quả đàm phán không cao, trừ phi Trung Quốc đưa ra nhượng bộ mang tính thực chất, nếu không bế tắc của cuộc chiến thương mại khó có thể có được đột phá trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào cuối năm nay.
Theo thông báo mới đây, nhận lời mời của phía Mỹ, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn dẫn đầu phái đoàn nước này đến Mỹ vào cuối tháng 8/2018 và có các cuộc hội đàm với Thứ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass.Đây là lần đầu tiên hai bên nối lại đàm phán kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ hồi đầu tháng 7/2018. Các vòng đàm phán trước do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu, đối diện với ông là các nhân vật cấp Bộ trưởng của Mỹ (Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin).
Vòng đàm phán lần này không chỉ có cấp đại diện tương đối thấp mà đại diện phía Mỹ cũng chỉ giới hạn ở Bộ Tài chính, điều này khiến dư luận không mong đợi quá nhiều vào kết quả đàm phán.
Scott Kennedy - chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington - nhận định vòng đàm phán lần này xem ra sẽ lãng phí thời gian của chính phủ hai nước, đặc biệt là Chính phủ Trung Quốc, bởi chẳng ai có thể nghĩ rằng Bộ trưởng Tài chính Mỹ có quyền đưa ra bất kỳ quyết định gì để kết thúc cuộc chiến thương mại.
Trong khi đó, Giáo sư Quan hệ quốc tế Bàng Trung Anh của Đại học Hải Dương Trung Quốc cho rằng Trung-Mỹ cử đại diện cấp Thứ trưởng tham gia đàm phán có nghĩa đây là lần tiếp xúc mang hình thức thăm dò, nếu đàm phán thuận lợi, tiếp theo có thể có sự “xuất đầu lộ diện” của các quan chức cấp cao hơn như Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn.Nếu đàm phán tiến triển thuận lợi, lãnh đạo hai nước Trung-Mỹ có thể sẽ có các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina và Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Papua New Guinea vào cuối năm nay. Chuyến đi của Vương Thụ Văn lần này, vì vậy, được giới phân tích lý giải là “cuộc đàm phán để làm nền cho các cuộc đàm phán khác”.Phó Giám đốc Học viện Tài chính thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc Triệu Tích Quân cho rằng, các vòng đàm phán trước có đại diện cấp cao, cuối cùng đều do phía Mỹ không hài lòng nên khiến cho kết quả của các cuộc đàm phán không được thực hiện, vì vậy cấp đại diện cao thấp không phải là nhân tố quyết định sự thành công của các cuộc đàm phán. Ông nhấn mạnh: “Điều then chốt là liệu Mỹ có thực sự muốn đàm phán với Trung Quốc hay không”.Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến đàm phán Trung-Mỹ. Chuyên gia Triệu Tích Quân cho rằng Tổng thống Mỹ Trump là kẻ “cơ hội chủ nghĩa”, khi nền kinh tế Mỹ phát triển tốt, ông gây sức ép lên các nước khác, có thể là trong con mắt cử tri Mỹ đây là hành động được cộng điểm; khi nền kinh tế Mỹ xấu đi và cần thương mại hay đầu tư của nước khác, ông Trump sẽ lựa chọn phát triển quan hệ với các nước khác thuận theo kỳ vọng của cử tri.Theo Giáo sư Bàng Trung Anh, nếu Trung Quốc không thể đưa ra những nhượng bộ lớn về cải cách cơ cấu kinh tế của nước này, Tổng thống Trump khó có thể giảm nhẹ sức ép đối với Trung Quốc trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Ông chỉ rõ khi chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa yêu nước ở Mỹ dâng cao, người dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump gây sức ép đối với Trung Quốc để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ và khắc phục ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với họ.Bàng Trung Anh còn phân tích rằng sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại Trung-Mỹ đã diễn ra trong nhiều năm qua, đã đến thời điểm Trung Quốc phải tính toán và điều chỉnh lại những vấn đề mang tính cơ cấu để quan hệ Trung-Mỹ lành mạnh và phát triển hơn trong tương lai; ngược lại, nếu tiếp tục duy trì tình trạng đối đầu, rất có thể sẽ diễn biến thành một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế-xã hội ở Trung Quốc./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chi phối thị trường dầu phiên 23/8
08:30' - 24/08/2018
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên 23/8 giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc gây áp lực lên nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức đối với các công ty công nghệ trước những căng thẳng thương mại
05:30' - 20/08/2018
Các nhà lập pháp Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng các thiết bị của Huawei có thể được dùng để hỗ trợ hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại tác động tiêu cực đến ngành du lịch Mỹ
17:50' - 18/08/2018
Ngành du lịch Mỹ đang lo ngại những căng thẳng thương mại toàn cầu do chính quyền của Tổng thống Donald Trump khơi mào có thể tác động tiêu cực đến số lượng du khách đến nước này.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới đi ngang do căng thẳng thương mại
09:09' - 10/08/2018
Các thị trường chứng khoán thế giới đều mất điểm hoặc "đi ngang" khi căng thẳng thương mại vẫn tiếp diễn.
-
Kinh tế Thế giới
"Con bài" quan trọng của EU trong việc làm dịu căng thẳng thương mại với Mỹ
08:33' - 10/08/2018
Theo phóng viên TTXVN tại London, báo chí Anh nhận định khí đốt dường như đang trở thành “con bài” quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) trong việc làm dịu căng thẳng thương mại với Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05'
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50'
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43'
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.