Thương mại và chính trị dự báo sẽ "phủ bóng" nền kinh tế Tây Ban Nha trong năm 2020
Những dự đoán này được đưa ra trong bối cảnh suy giảm thương mại toàn cầu, những lo ngại về vấn đề kinh tế ở vùng Catalonia và tình hình bất ổn chính trị ở Madrid.
Đây sẽ là lần đầu tiên kinh tế nước này đạt mức tăng trưởng thấp như vậy kể từ năm 2014, khiến người ta liên tưởng tới “bóng ma” khủng hoảng.
* Những cơn gió ngược
Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã tác động tiêu cực đến ngành chế tạo Tây Ban Nha. Tây Ban Nha là nước sản xuất ô tô lớn thứ hai ở châu Âu với khoảng 87% lượng xe sản xuất được xuất khẩu và ngành công nghiệp xe hơi chiếm khoảng 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Theo Hiệp hội Chế tạo Ô tô châu Âu, trong 10 tháng đầu năm 2019, số xe đăng ký mới đã giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước ở châu Âu; còn theo số liệu của Hiệp hội Chế tạo xe của Tây Ban Nha, số xe 4 bánh và xe ô tô đăng ký của Tây Ban Nha trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2019 giảm 5,7%.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã áp đặt mức thuế 25% đối với dầu ôliu của Tây Ban Nha. Kế hoạch áp thuế kỹ thuật số đối với các công ty công nghệ trong năm 2020 của Thủ tướng Pedro Sanchez sẽ có thể khiến Tây Ban Nha bị Mỹ áp đặt thêm các mức thuế khác. Pháp cũng bị Mỹ đe dọa áp đặt thuế 100% đối với rượu champagne và phô mai khi nước này tiến hành đánh thuế kỹ thuật số.
Ngoài ra, tương lai bất định trong các mối quan hệ giữa EU và Anh cũng đang phủ bóng lên nền kinh tế Tây Ban Nha, vốn phụ thuộc nặng nề vào lượng khách du lịch Anh và một tỷ lệ khá lớn người dân gốc Anh. Tây Ban Nha được đánh giá là thị trường du lịch có tính cạnh tranh, đóng góp hơn 10% cho GDP và tạo việc làm cho khoảng 2 triệu người.
Tuy nhiên, vấn đề Brexit, chỉ việc Anh rời EU, có thể tác động đến ngành du lịch cũng như thị trường bất động sản của Tây Ban Nha. Tăng trưởng kinh tế của Tây Ban Nha đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề do vỡ bong bóng bất động sản vào năm 2008, khiến hàng triệu người rơi vào cảnh mất việc làm.
Tình trạng bất ổn đang diễn ra ở vùng Catalonia (do những căng thẳng chính trị giữa chính quyền địa phương có quan điểm ly khai với chính quyền trung ương ở Madrid) cũng là một thách thức nữa đối với nền kinh tế Tây Ban Nha. Báo cáo tài chính của Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho thấy việc Catalonia đơn phương tuyên bố độc lập đã gây tổn hại cho ngành du lịch và cản trở hoạt động đầu tư.
Hiện có những dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang nguội lạnh nhanh hơn ở vùng Catalonia so với các khu vực khác của Tây Ban Nha. Theo ước tính của công ty bất động sản Fotocasa, giá nhà trong tháng 10/2019 ở vùng này đã giảm gần 4% so với tháng 10/2018 - mức giảm mạnh nhất so với bất cứ khu vực nào ở Tây Ban Nha.
Catalonia chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế Tây Ban Nha và trên 1/4 sản lượng ngành chế tạo xoay quanh các lĩnh vực đồ uống và thực phẩm, phương tiện xe cơ giới, hóa chất và dược phẩm.
Ngành dịch vụ tài chính cũng không kém phần quan trọng ở vùng này, đặc biệt tại các trung tâm chính của hai trong số 5 ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha là CaixaBank và Sabadell.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10/2019, Catalonia đã đón 17,3 triệu du khách nước ngoài, chiếm hơn 23% tổng lượng khách du lịch đến Tây Ban Nha và chiếm một tỷ lệ phần trăm tương tự về lượng chi tiêu của du khách nước ngoài.
Bất ổn chính trị có thể là nguyên nhân đứng đằng sau việc chuyển hướng đầu tư nước ngoài. Hiện có một số bằng chứng cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này giảm tương tự như tỷ lệ của cả Tây Ban Nha. Tình trạng bất ổn thương mại toàn cầu cũng làm suy yếu nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Tây Ban Nha.
* Duy trì sức bật
Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã kéo theo nhiều hệ lụy tại một số nền kinh tế lớn trong khu vực châu Âu, tiêu biểu là Tây Ban Nha. Nợ công của Tây Ban Nha đã tăng từ 52,8% GDP năm 2009 lên mức đỉnh điểm 100,4% GDP năm 2014. Tây Ban Nha từng bị xem là "thảm họa" kinh tế lớn nhất của EU, đe dọa sự tồn tại của chính đồng euro.
Tuy nhiên, nhờ chính sách tái cơ cấu nền kinh tế giúp tỷ lệ nợ công của quốc gia này đã giảm xuống mức 99,3% GDP vào năm 2015 và tiếp tục giảm dần qua năm xuống mức 97,0% GDP vào năm 2018. Kinh tế Tây Ban Nha đã tăng trưởng trở lại vào cuối năm 2014 và kể từ đó, sản lượng kinh tế nước này đã có sự bứt phá so với phần còn lại của EU.
Sau gần 10 năm (2008-2015) rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế Tây Ban Nha cuối cùng đã tăng trưởng trở lại. Tây Ban Nha chịu một cuộc khủng hoảng đồng euro sâu sắc hơn, nhưng đã phục hồi nhanh hơn, nhờ cải cách kinh tế và cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ. Tây Ban Nha đã tỏ ra năng động hơn vượt ra ngoài các thống kê kinh tế.
Bước sang năm 2020, nền kinh tế Tây Ban Nha lại gặp phải các cơn gió ngược. Bất chấp những khó khăn như thương mại và bất ổn chính trị, tỷ lệ thất nghiệp cao, Chính quyền Madrid vẫn tin tưởng họ có thể đưa kinh tế Tây Ban Nha quay trở lại con đường tăng trưởng và không mắc phải sai lầm "tăng trưởng nóng" một lần nữa.
Kinh tế Tây Ban Nha đã duy trì được sức bật chủ yếu nhờ động lực tiêu dùng trong nước. Trong năm qua, nền kinh tế Tây Ban Nha chứng tỏ khả năng đàn hồi khi so sánh với tốc độ tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Ủy ban châu Âu (EC) dự báo kinh tế Eurozone sẽ chỉ tăng trưởng 1,1% trong năm 2019, giảm so với mức dự báo tăng 1,2% được đưa ra trước đó.
Giá năng lượng cơ bản thấp góp phần ổn định chi phí năng lượng và vận chuyển trong một nền kinh tế gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, tỷ lệ lãi suất thấp cũng giúp Chính phủ dễ dàng hơn trong việc xử lý vấn đề nợ công vốn đã tăng lên gần 100% GDP.
Về mặt cơ cấu, việc ít phụ thuộc hơn vào ngành chế tạo, trong khi gia tăng phát triển du lịch và các dịch vụ khác đã góp phần hỗ trợ tốc độ tăng trưởng ổn định hơn, nhất là khi ngành chế tạo Tây Ban Nha hiện là nguyên nhân chính kéo chậm lại nền kinh tế đất nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nỗi lo phía sau "thị thực vàng" châu Âu
06:30' - 06/01/2020
Theo báo Le Figaro, việc giấy phép cư trú hoặc hộ chiếu được cấp cho các nhà đầu tư giàu có đang bị dư luận châu Âu cáo buộc là hành động khuyến khích tham nhũng và rửa tiền.
-
Chuyển động DN
Gazprom trả 2,9 tỷ USD cho Ukraine phí trung chuyển khí đốt tới châu Âu
10:41' - 28/12/2019
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ngày 27/12 đã thanh toán 2,9 tỷ USD cho công ty dầu mỏ và khí đốt quốc gia Naftogaz của Ukraine để giải quyết tranh cãi về phí trung chuyển khí đốt tới châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký lệnh trừng phạt đối với đường ống dẫn khí Nga-châu Âu
10:05' - 21/12/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/12 đã ký phê chuẩn lệnh trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Phương Bắc 2".
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn viễn thông Tây Ban Nha "dè chừng" thiết bị 5G của Huawei
13:22' - 19/12/2019
Tập đoàn viễn thông Tây Ban Nha Telefonica ngày 18/12 thông báo sẽ giảm mạnh số thiết bị mua của hãng công nghệ Trung Quốc Huawei khi xây dựng mạng di động thế hệ mới 5G.
-
Chuyển động DN
Tây Ban Nha "bơm" tiền hỗ trợ lĩnh vực du lịch sau khi Thomas Cook phá sản
13:00' - 04/10/2019
Chính phủ Tây Ban Nha ngày 3/10 cho biết sẽ bơm hàng trăm triệu euro vào lĩnh vực du lịch của nước này để giúp ứng phó với các tác động sau khi tập đoàn lữ hành Thomas Cook của Anh tuyên bố phá sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.