Thường trực Chính phủ đôn đốc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 205/TB-VPCP thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về tình hình xây dựng, trình ban hành và nội dung chính của Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA); cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.
Thông báo nêu rõ, việc xây dựng các Nghị định: Quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các nguồn điện, nhất là các nguồn điện sạch và bền vững; huy động nguồn lực từ xã hội để phát triển nguồn điện, góp phần giảm áp lực phát triển nguồn điện lên Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Các cơ chế này cũng góp phần làm cho thị trường điện lực trở lên công khai, minh bạch, cạnh tranh và lành mạnh hơn.
Để xây dựng các Nghị định này, từ năm 2022 đến nay, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên, tiến độ triển khai xây dựng, trình ban hành các văn bản này còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu của người dân doanh nghiệp.
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bảo đảm chất lượng, tính khả thi của các Nghị định nêu trên, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương, các bộ liên quan phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu của Thường trực Chính phủ trong đó lưu ý:
Đối với Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn: trong quá trình xây dựng nghị định cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác; đánh giá tác động đến các chủ thể, nhất là EVN. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước ngày 15/5/2024.
Đối với tiến độ xây dựng 2 Nghị định: Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG, đây là hai cơ chế, chính sách quan trọng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân chủ động một phần nguồn điện, sản xuất, phát triển xanh, góp phần giảm áp lực về nhu cầu cung ứng điện lên hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm cung ứng điện trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, để hai Nghị định nêu trên đi vào cuộc sống, khuyến khích được người dân sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẵn có, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương bổ sung, làm rõ các nội dung chính sách, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu khuyến khích một cách thực chất, khả thi trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Đồng thời, rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo việc đề xuất chính sách không được sơ hở dẫn đến việc lợi dụng chính sách.
Cụ thể, đối với Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Đề nghị làm rõ nội hàm "tự sản, tự tiêu"; quy định rõ trách nhiệm của các Bộ (Xây dựng, Công an, Công Thương…) trong việc quy định các thủ tục về phòng cháy chữa cháy, xây dựng, điều kiện kỹ thuật… để có thể thực hiện ngay khi Nghị định được ban hành, không phải chờ Thông tư hướng dẫn. Nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện này. Quy định việc tích điện cụ thể để nguồn tự sản, tự tiêu nhưng sử dụng không hết được bán thế nào? giá bán trên nguyên tắc nào? nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện…
Đối với Nghị định quy định cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG: Cần xác định rõ vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong đầu tư xây dựng và cung cấp hạ tầng dùng chung cho sản xuất, nhập khẩu, lưu trữ, phân phối khí và tác động của các chính sách nhất là với giá và sản lượng…
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương hoàn thiện hai Nghị định trình Chính phủ trong tháng 5/2024.
Thường trực Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thay mặt Thường trực Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện, kịp thời báo cáo đề xuất các cấp có thẩm quyền về các vấn đề phát sinh.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
09:22' - 02/05/2024
Dự thảo tập trung vào chính sách: mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng và qua lưới điện quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện
20:40' - 24/04/2024
Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các đơn vị phát điện với khách hàng (DPPA).
-
Doanh nghiệp
Bộ Công Thương báo cáo gì với Chính phủ về Cơ chế mua bán điện trực tiếp?
10:43' - 27/10/2023
Bộ Công Thương sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thuộc thẩm quyền ban hành để đảm bảo triển khai thực hiện cơ chế DPPA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định chế tài xử lý tình trạng "vốn ảo", "đăng ký khống vốn điều lệ"
10:57'
Sáng 9/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương không để gián đoạn việc phục vụ nhân dân
10:55'
Sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu ACV xử lý dứt điểm tình trạng nước mưa rò rỉ tại Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
10:45'
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có giá trị đầu tư 11.000 tỷ đồng là một trong những công trình trọng điểm vừa được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 19/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về quy hoạch
10:05'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 9/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội kiên quyết không để tồn tại hàng trăm dự án “treo”
09:28'
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kéo dài của các dự án đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo về bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
08:13'
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 về việc tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay (9/5) Quốc hội thảo luận 4 dự án Luật quan trọng
08:12'
Ngày 9/5, Quốc hội sẽ thảo luận 4 dự án Luật quan trọng, trong đó có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin
07:56'
Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 8/5, tại Trụ sở Chính phủ Nga ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng - Dấu ấn cải cách hành chính và phát triển kinh tế - Bài 2: Giữ vững ngôi đầu
21:59' - 08/05/2025
Không phải ngẫu nhiên Hải Phòng giữ vững ngôi đầu ba bảng xếp hạng uy tín - thành công này là kết quả của chiến lược cải cách quyết liệt, đột phá số hóa và hạ tầng hiện đại.