Thương vụ Việt Nam tại Malaysia gợi ý về phòng ngừa gian lận và lừa đảo thương mại
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Malaysia Lê Phú Cường cho rằng gian lận và lừa đảo thương mại là những vụ việc thường xuyên xảy ra trong giao thương quốc tế do bên mua và bên bán không giao dịch trực tiếp mà chỉ thông qua thư điện tử hay trao đổi qua điện thoại.
Do vậy người bán không xác định được chính xác thông tin cần thiết và minh bạch, trong khi đối tượng lừa đảo đã chuẩn bị rất kỹ những thông tin, tài liệu, hình ảnh thuyết phục để tạo lòng tin với đối tác, khiến người bán rất dễ bị nhầm lẫn và lúng túng.
Tham tán Lê Phú Cường cho biết lừa đảo trong giao thương để chiếm đoạt tài sản thường xảy ra hơn so với các vụ gian lận thương mại. Trong bối cảnh giao thương quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, các doanh nghiệp cần trang bị những kỹ năng cần thiết để tránh bị thiệt hại.Theo ông, với những hợp đồng lớn, các doanh nghiệp nên phối hợp với Thương vụ để có được sự hỗ trợ từ phía địa bàn trong các khâu như gặp trực tiếp đối tác, xác định tính pháp lý của doanh nghiệp và xử lý nhanh những vấn đề phát sinh.
Tham tán Lê Phú Cường cho biết, ở Malaysia, Thương vụ có thể dễ dàng và nhanh chóng xác định được tên, địa chỉ của doanh nghiệp và mã số kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp nên xác định địa chỉ của đối tác thông qua Google Map để xác định địa chỉ có tồn tại hay không.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra website của doanh nghiệp để xác định những thông tin có trùng khớp hay không, đặc biệt là lưu ý số điện thoại cố định và những giấy tờ có dấu của doanh nghiệp.
Ông lưu ý, tại Malaysia, tên doanh nghiệp thường đi cùng với loại hình doanh nghiệp. Ví dụ, sau tên công ty có cụm từ Bhd là công ty, Sdn là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Những doanh nghiệp trao đổi bằng số điện thoại di động thường không đáng tin cậy và nên sử dụng cuộc gọi video trực tuyến (video call) để nhận diện đối tác.
Cũng theo Tham tán Lê Phú Cường, để xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp đối tác, Thương vụ thường phải trả phí để các cơ quan chức năng Malaysia cung cấp thông tin.
Đối với khâu thanh toán, ông lưu ý doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Hạn chế hoặc không ứng trước tiền hàng với giá trị lớn; nên sử dụng các hình thức thanh toán có độ an toàn cao hơn như thư tín dụng không thể hủy ngang. Gọi trực tiếp trước khi chuyển tiền và đề nghị có sự xác nhận trực tiếp của doanh nghiệp. Địa chỉ nhận tiền phải là tên doanh nghiệp không phải là tên cá nhân.
Trong khi đó, Luật sư Kinh tế Matthew Yeoh khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu kết nối với một số đối tác ở Malaysia thực hiện một số bước thẩm định, hợp tác với các công ty có uy tín hoặc thâm niên. Bước này thường sẽ phải trả phí. Thông thường, các chính phủ đều có Đại sứ quán hay Văn phòng đại diện thương mại tại các nước, do vậy doanh nghiệp có thể kiểm tra thông qua các cơ quan này.
Luật sư Yeoh cho biết Malaysia có các Phòng Thương mại và một số hiệp hội, trong đó có nhiều doanh nghiệp tham gia. Ông nhấn mạnh: “Một lần nữa, tôi khuyên các doanh nghiệp không nên vội vàng và cần phải trực tiếp đến Malaysia để tìm hiểu môi trường kinh doanh, cách thức hoạt động của doanh nghiệp ở Malaysia; tham gia một số sự kiện có sự góp mặt của các doanh nhân Malaysia”.
Cũng theo ông Yeoh, các doanh nghiệp mong muốn làm việc tại Malaysia nên đến nước sở tại để gặp luật sư, nhân viên kế toán và tư vấn thuế để giúp tiết kiệm chi phí, tránh được nhiều vấn đề rắc rối, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp.
Ông nhấn mạnh: “Malaysia có rất nhiều hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các Phòng Thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp. Chuẩn bị một hợp đồng tốt với những điều khoản rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những tranh chấp xảy ra”.
Theo luật sư Yeoh, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu hợp tác và giữ mối liên hệ chặt chẽ với Đại sứ quán và Thương vụ./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xuất hàng vào thị trường Ai Cập?
10:30' - 16/08/2023
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét kỹ hợp đồng khi xuất hàng vào thị trường Ai Cập.
-
Doanh nghiệp
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tuyển dụng cộng tác viên Điện Máy Xanh
12:04' - 12/08/2023
Nhiều người dân đã ghi nhận những số điện thoại lạ gọi đến, giới thiệu việc làm cộng tác viên của Điện Máy Xanh với mức hoa hồng hấp dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
DN cần biết
Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
16:17' - 15/02/2025
Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần từ chối.
-
DN cần biết
Cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam
21:51' - 14/02/2025
Lào là nước thu hút đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào.
-
DN cần biết
200 doanh nghiệp quốc tế sẽ tham dự Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025
17:51' - 14/02/2025
Agritechnica Asia là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu thế giới do DLG tổ chức, dựa trên di sản của Agritechnica tại Hannover (Đức) - nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
15:17' - 14/02/2025
“Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” là chủ đề chính của Vietnam Expo 2025 với kỳ vọng mang đến làn gió công nghệ mới thổi vào xúc tiến thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Bà Rịa-Vũng Tàu còn 45 dự án chậm triển khai
11:30' - 14/02/2025
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh còn 45 dự án chậm triển khai.
-
DN cần biết
Khởi động nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương
11:03' - 14/02/2025
Nghiên cứu khả thi lần này khẳng định tiềm năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương. Dự án tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ chuyên môn từ Ngân hàng Thế giới.
-
DN cần biết
Hậu Giang dự kiến nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C vào cuối năm 2026
08:44' - 14/02/2025
Chiều 13/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam về Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C).
-
DN cần biết
Anh khuyến khích phát triển trang trại điện gió ngoài khơi
15:54' - 13/02/2025
Ngày 12/2, Chính phủ Anh đã công bố chương trình khuyến khích phát triển các dự án điện gió ngoài khơi nhằm hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là khử carbon trong hệ thống năng lượng vào năm 2030.