Thủy sản Việt Nam chỉ chiếm "góc nhỏ" trên thị trường toàn cầu
Tại hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 của Tổng cục Thủy sản, ngày 25/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đánh giá, năm 2015 là năm khó khăn của toàn ngành nông nghiệp; trong đó có thủy sản. Ngành thủy sản đã có những phương hướng, giải pháp kịp thời, phù hợp với tình hình sản xuất nên đã khắc phục được nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, bên cạnh những khó khăn khách quan do khí hậu, thị trường vẫn còn tồn tại một số vấn đề đã nhận thấy từ nhiều năm trước, đã bàn từ nhiều năm trước và đã cố gắng thực hiện nhưng tác động còn chậm, chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên phạm vi toàn ngành.
Điển hình như việc hạn chế đánh bắt ven bờ chưa thực sự hiệu quả, bắt đầu xuất hiện những vấn đề trong khai thác xa bờ…. Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ ra, mặc dù xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thứ hạng trên thế giới nhưng chỉ chiếm một góc nhỏ của thị trường toàn cầu vì khả năng cạnh tranh còn thấp. Tuy khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng vẫn là chất lượng và giá thành.
"Nếu không có những điều chỉnh căn cơ thì lâu dài, những yếu tố này sẽ tác động mạnh mẽ hơn. Tự do hóa thương mại, nhiều nước giảm thuế cho hàng thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, thuế cũng không nhiều, quan trọng là hàng rào kỹ thuật, là chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm", Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ ra.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản dự báo, năm 2016 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm, tuy nhiên vẫn có nguy cơ bất ổn. Tác động của chu kỳ El-Nino có khả năng tiếp tục không thuận lợi đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi ven biển và dễ phát sinh dịch bệnh.
Các thỏa thuận thương mại mới được ký kết sẽ tạo thêm động lực đồng thời với mức độ cạnh tranh trong sản xuất thủy sản trong khi các rào cản thương mại, kỹ thuật sẽ được sử dụng nhiều hơn, những quy định của đạo luật Farm Bill của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới đến hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, để giải quyết vấn đề trên phải đẩy mạnh tái cơ cấu; thực hiện đồng bộ các giải pháp; gấp rút đưa ra những giải pháp điều chỉnh cơ cấu nghề, tàu thuyền, có những biện pháp khả thi để kiểm soát khai thác nguồn lợi trên các vùng biển.
Đồng thời triển khai nhân rộng những giải pháp để ngành khai thác hiệu quả, bền vững. Trong nuôi trồng thủy sản, tập trung vào sản phẩm có lợi thế với giá thành rẻ hơn, chất lượng hơn và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cần tổng rà soát lại và điều chỉnh VietGAP cho phù hợp với thực tiễn.
Theo Tổng cục Thủy sản, ước cả năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 6,56 triệu tấn (tăng 3,6% so với năm 2014), bao gồm sản lượng khai thác 3,03 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,53 triệu tấn.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, mặc dù năm 2015, tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu tính chung giai đoạn 2011-2015, ngành thủy sản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch 5 năm của cả giai đoạn. Tổng sản lượng thủy sản đạt mức tăng trung bình 3,8%/năm, cao hơn 9,3% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trung bình 2,4%/năm.
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2015, xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,72 tỷ USD, giảm hơn 14% so với năm 2014 và giảm 10,4% so với kế hoạch đặt ra trong cả năm./.
- Từ khóa :
- thủy sản
- xuất khẩu
- cạnh tranh
- chất lượng
- giá thành
Tin liên quan
-
DN cần biết
CASE mở văn phòng kiểm định chất lượng thủy sản xuất khẩu tại miền Trung
18:11' - 22/12/2015
Ngày 22/12, Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh (CASE) đã khai trương Văn phòng đại diện miền Trung tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẽ dần mất lợi thế ở nông lâm thủy sản trong trung và dài hạn
21:16' - 21/12/2015
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Trong trung và dài hạn, chúng ta sẽ dần mất lợi thế ở nông lâm thủy sản, và phải hướng tới phát triển bền vững cho kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn chỉ thấy hô hào
17:53' - 11/12/2015
Công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn chỉ thấy hô hào, chưa thấy chuyển biến. Quản lý nguồn lợi thủy sản thời gian vừa qua vẫn nặng chú trọng trên biển và gần như bỏ quên nguồn lợi nội địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.