Tích cực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Tại hội thảo với chủ đề “Bàn giải pháp quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP” ngày 5/7, tại tỉnh Thái Nguyên, ông Trần Nho Hưởng, Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh hiện có 173 sản phẩm được xếp hạng OCOP từ 3 - 5 sao; trong đó, có 91 sản phẩm 3 sao, 80 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao; theo đánh giá của các chủ thể sản phẩm, giá trị kinh tế của sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, người tiêu dùng ưa chuộng, doanh số bán hàng tăng so với trước.
Hội thảo do Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên tổ chức với sự tham gia của đông đảo các hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà phân phối sản phẩm, ban, ngành liên quan.
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận, trao đổi về các cách thức quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ giai đoạn 2021- 2025.Ông Trần Nho Hưởng, Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh hiện có 173 sản phẩm được xếp hạng OCOP từ 3 - 5 sao; trong đó, có 91 sản phẩm 3 sao, 80 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao; theo đánh giá của các chủ thể sản phẩm, giá trị kinh tế của sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, người tiêu dùng ưa chuộng, doanh số bán hàng tăng so với trước.
Theo ông Trần Nho Hưởng, trong những năm vừa qua, để phát triển, quảng bá, bán sản phẩm OCOP hiệu quả, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, siêu thị, chuỗi thực phẩm sạch, chợ truyền thống và đưa lên sàn thương mại điện tử. Hiện tại, tất cả các sản phẩm OCOP đều đã được bày bán tại các siêu thị, khu du lịch, điểm dừng nghỉ trên đường cao tốc, một số sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến và áp dụng các biện pháp bảo hộ, khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể,…cho sản phẩm OCOP, đặc biệt là sản phẩm cấp quốc gia.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang đẩy mạnh thực hiện gắn mã số vùng trồng, sản xuất theo hướng hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, tập trung chuẩn hoá và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương,… Qua đó góp phần khơi dậy tiềm năng, lợi thế ở khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn với các sản phẩm đặc thù, thế mạnh, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hoá, quản lý tài nguyên, cảnh quan, môi trường nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Tiến sĩ Bùi Đình Hoà, chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP quốc gia cho biết, hiện, 63/63 tỉnh, thành phố đã có sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Các địa phương đã công nhận 9.160 sản phẩm 3 sao trở lên, đã công nhận 20 sản phẩm 5 sao; trong đó, 38,6% chủ thể là hợp tác xã, 25,4% là doanh nghiệp, 33,2% thuộc các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh; còn lại là các tổ hợp tác. Chương trình OCOP đã và đang mang lại nhiều thành tựu nhất định cho kinh tế nông thôn nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như số lượng sản phẩm OCOP tại các địa phương tăng nhanh nhưng lại chưa tập trung cho các sản phẩm lợi thế mang tính đặc thù, nên chất lượng, giá trị cũng như hiệu quả chưa được như mong muốn; việc phát triển các sản phẩm còn rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các sản phẩm trong cùng một địa phương và các địa phương trong cùng một vùng để nâng cao hiệu quả sản xuất.Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa biết đến chương trình OCOP, sản phẩm OCOP có gì khác biệt với hàng cùng loại không dán nhãn OCOP để đưa ra quyết định chọn mua; hoặc đối tượng chủ thể của chương trình OCOP kinh tế quy mô nhỏ và rất nhỏ vì vậy cần nâng cao năng lực xúc tiến thương mại; sự phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại còn rời rạc chưa đạt hiệu quả cao; khả năng nắm bắt thông tin thị trường và cơ hội kinh doanh của các chủ thể còn hạn chế;… Để nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP, Tiến sĩ Bùi Đình Hòa cho biết, ngoài việc tiếp tục truyền thông, nâng cao chất lượng các hội chợ, kết nối cung cầu… các chủ thể sản phẩm OCOP cũng như các địa phương cần tích cực thúc đẩy thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP tham gia các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, kênh giới thiệu và bán hàng trực tuyến.Cùng với đó, các địa phương xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nhân rộng các điểm bán hàng OCOP với việc thử nghiệm mô hình tuyến phố OCOP, dùng sản phẩm OCOP làm quà tặng của địa phương, quảng bá sản phẩm trong hoạt động du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, các địa phương cần ban hành quy chế, chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai chương trình; tích cực đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát sản phẩm đạt chuẩn, không ngừng nâng cao chất lượng cho sản phẩm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh công bố 39 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP năm 2022
21:59' - 30/06/2023
Tối 30/6, UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn thành phố năm 2022 cho 39 sản phẩm.
-
Hàng hoá
Thanh niên Bắc Giang đưa sản phẩm OCOP lên các nền tảng số
10:59' - 25/06/2023
Thanh niên nông thôn, chủ thể OCOP tỉnh Bắc Giang đã được hỗ trợ chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ nông sản, có cơ hội để dễ dàng tiếp cận đến nhiều người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Người trồng dứa Kiên Giang thu lời hơn 100 triệu đồng/ha
19:14' - 01/12/2024
Nông dân tỉnh Kiên Giang đang thu hoạch dứa với khoản lợi nhuận hơn 120 triệu đồng/ha.
-
Hàng hoá
Nga tiếp tục cấm nhập khẩu thực phẩm của nhiều nước
13:55' - 30/11/2024
Ngày 29/11, Chính phủ Nga đã thông báo gia hạn lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của các quốc gia đã áp đặt trừng phạt đối với nước này, kéo dài đến cuối năm 2026.
-
Hàng hoá
Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển bền vững ngành sầu riêng
13:16' - 30/11/2024
Sầu riêng được đánh giá là loại mang lại giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương.
-
Hàng hoá
Đúng ngày Black Friday 2024 người dân đua nhau đi mua sắm
18:53' - 29/11/2024
Khác với sự thưa thớt khách hàng từ những ngày trước đó, hôm nay đúng ngày 29/11 - là ngày Black Friday 2024, từ sáng người dân bắt đầu đua nhau đi mua sắm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tại châu Á giảm hơn 3% kể từ đầu tuần
16:37' - 29/11/2024
Kể từ đầu tuần đến nay, giá dầu Brent giảm 3,3% và giá dầu WTI giảm 3,8%, khi nguồn cung từ Trung Đông hầu như không bị ảnh hưởng do các cuộc xung đột.
-
Hàng hoá
Black Friday 2024: Các nhà bán lẻ Mỹ thu hút khách giữa áp lực kinh tế
11:14' - 29/11/2024
Sau nhiều tuần quảng bá giảm giá hấp dẫn, các nhà bán lẻ tại Mỹ và một số quốc gia khác đã sẵn sàng cho sự kiện khuyến mại Black Friday - sự kiện mua sắm lớn mở màn cho mùa lễ hội cuối năm.
-
Hàng hoá
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng
07:18' - 29/11/2024
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch 28/11 sau khi căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Trung Đông, khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi xuống trước thềm cuộc họp của OPEC+
17:22' - 28/11/2024
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều 28/11 sau khi dự trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng.
-
Hàng hoá
Nâng cao giá trị và bảo đảm nguồn cung nông sản cuối năm
14:00' - 28/11/2024
Ngành nông nghiệp Hòa Bình đã yêu cầu theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, thu hoạch nông, lâm, thủy sản đúng thời vụ, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ.