Tiêm phòng vaccine COVID-19 cho bệnh nhân ung thư cần lưu ý gì?

14:55' - 12/08/2021
BNEWS Dưới đây là những thông tin tổng hợp hướng dẫn tiêm phòng vaccine COVID-19 của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ và Bộ Y tế Việt Nam cho bệnh nhân ung thư.

Trong gần 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu.

Hiện nay, do chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này nên các quốc gia đều trông chờ vào chiến dịch tiêm chủng vaccine và coi đây như một cứu cách duy nhất để đẩy lùi dịch bệnh.

Hiện nay, tiêm phòng vaccine COVID-19 đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Trong đó, bệnh nhân ung thư là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nên việc tiêm phòng vaccine càng phải hết sức chặt chẽ.

Dưới đây là những thông tin tổng hợp hướng dẫn tiêm phòng vaccine COVID-19 của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ và Bộ Y tế Việt Nam cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh nhân ung thư có nên tiêm vaccine phòng COVID-19?

Theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT của Bộ y tế, các bệnh nhân ung thư được xếp trong 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm phòng vaccine (người mắc bệnh mạn tính và người trên 65 tuổi) do có nguy cơ biến chứng cao khi mắc COVID-1.

Tuy bệnh nhân ung thư có hệ thống miễn dịch kém hơn người bình thường nhưng kết quả 2 nghiên cứu công bố gần đây cho thấy 90% trong nhóm đối tượng này có  đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 sau tiêm đủ liều vaccine theo khuyến cáo.

Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ khuyến cáo như sau:

Bệnh nhân đã hoặc đang mắc ung thư nên được ưu tiên tiêm vaccine sớm nhất có thể. Trong trường hợp thiếu vaccine, cần ưu tiên các bệnh nhân ung thư có bệnh nền kết hợp, từ 65 tuổi trở lên, đang điều trị hoặc kết thúc điều trị dưới 6 tháng.

Người nhà hoặc người chăm sóc bệnh nhân cũng nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có hệ miễn dịch chưa hồi phục hoàn toàn không nên tiêm vaccine có nguồn gốc virus sống do chúng có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Hiện nay có những loại vaccine nào được cấp phép:

Tính đến ngày 26/7/2021, tổ chức y tế thế giới đã cấp phép cho 7 loại vaccine COVID-19 của các hãng gồm: Pfizer, Moderna, Janssen, AstraZeneca, Serum Institute of India (Covishield), Sinopharm (Vero-cell) và Sinovac (CoronaVac).

Tính đến 3/8/2021, Bộ y tế Việt Nam đã cấp phép có điều kiện 6 loại vaccine của các hãng sau: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Gamaleya (Sputnik V), Sinopharm (Vero-Cell) và Janssen.

Bảng 1: Đặc điểm một số loại vaccine COVID-19 hiện nay

Đặc điểm Pfizer Moderna AstraZeneca Sputnik V
Cống nghệ mRNA mRNA Adenovirus Adenovirus
Tuổi ≥ 12 ≥ 18 ≥ 18 ≥ 18
Hiệu quả phòng bệnh 95% 94% 76% 91,6%
Số lần tiêm 2 liều

(Cách 3 tuần)
2 liều

(Cách 4 tuần)
2 liều

(Cách 4-12 tuần)
2 liều

(cách 3 tuần)
Sinh kháng thể sau tiêm 7 ngày 14 ngày 14 ngày 7 ngày
Chống chỉ định - Dị ứng với lần tiêm trước

- Dị ứng với thành phần polyethylene glycol
- Dị ứng với lần tiêm trước

- Dị ứng với thành phần polyethylene glycol
- Dị ứng với lần tiêm trước

- Dị ứng với thành phần polysorbate 80
- Dị ứng với lần tiêm trước

- Dị ứng với thành phần polysorbate 80

 

Thời điểm tiêm vaccine:

Hầu hết bệnh nhân sau mổ, đang hóa trị, xạ trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch đều có thể tiêm vaccine COVID-19. 

Bảng 2: Thời điểm tiêm vaccine COVID-19 theo hướng dẫn của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ

Phương pháp điều trị Thời điểm tiêm chủng Ghi chú
Phẫu thuật Trước phẫu thuật ít nhất 1 tuần hoặc sau khi đã bình phục sau phẫu thuật và xuất viện  
Xạ trị Bất kỳ thời điểm nào (trừ trường hợp xạ toàn thân hoặc đang có tác dụng phụ nặng) Bộ y tế Việt Nam khuyến cáo: sau xạ trị ít nhất 14 ngày
Hóa chất 1-2 tuần trước hoặc sau hóa chất (khi bạch cầu hạt về bình thường) Bộ y tế Việt Nam khuyến cáo: sau hóa trị ít nhất 14 ngày
Điều trị đích Bất kỳ thời điểm nào  
Điều trị miễn dịch Bất kỳ thời điểm nào  
Ghép tủy Sau ghép ít nhất 3 tháng  
Liệu pháp tế bào (CART-T cell, NK) Sau điều trị ít nhất 3 tháng  

 

Tác dụng phụ thường gặp:

Các tác dụng phụ hay gặp gồm: đau, sưng tấy tại vị trí tiêm; mệt mỏi, đau đầu, sốt, gai rét, đau mỏi cơ - khớp, buồn nôn. Ở lần tiêm sau thường nặng hơn lần đầu.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

Dị ứng: thường với người có tiền sử dị ứng. Mức độ nặng là sốc phản vệ, cần được phát hiện sớm để xử trí kịp thời.

Rối loạn đông máu: hầu hết ở phụ nữ 18-59 tuổi, thường 6-15 ngày sau tiêm vaccine của AstraZeneca hoặc Janssen.

Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim: xuất hiện vài ngày sau mũi 2, chủ yếu ở người trẻ tuổi, sau tiêm vaccine của Pfizer và Moderna.

Tùy đặc điểm tình hình dịch bệnh và nguồn cung vaccine, mỗi quốc gia sẽ có chiến lược tiêm chủng riêng. Bệnh nhân ung thư không nên ngần ngại khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 vì đây vừa là quyền lợi cho bản thân vừa là trách nhiệm với cộng đồng.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục