Tiền Giang phấn đấu giải ngân đạt 100% vốn đầu tư công trong năm
Qua đó, giúp nhà thầu tháo gỡ điểm nghẽn về vốn, tập trung phương tiện, thiết bị, đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo kế hoạch đề ra.
Cụ thể, trong tháng 1/2025, Tiền Giang đã giải ngân được 745 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 19,6% chỉ tiêu kế hoach; trong đó, giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt 500 tỷ đồng, đạt 12,1%, còn nguồn vốn ngân sách trung ương giải ngân được 245 tỷ đồng, đạt 8,6% kế hoạch cả năm.
Dự kiến, trong năm 2025, Tiền Giang có kế hoạch đầu tư trên 7.002 tỷ đồng vốn từ ngân sách nhà nước cho các công trình, dự án kiện toàn kiến thiết hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó vốn ngân sách Trung ương gần 2.864 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương.
Công tác chuẩn bị đầu tư trong năm tiếp tục cải thiện về chất lượng, đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, quy định pháp luật; trong đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hạn chế được tình trạng đầu tư dàn trải, tránh lãng phí, tiêu cực.
Tỉnh chú trọng tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm có sức lan tỏa rộng gắn với các khâu đột phá của tỉnh theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt là đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông trọng điểm thông suốt, kết nối giữa các vùng trong tỉnh, kết nối liên vùng, với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đúc kết kinh nghiệm nhiều năm liền giải ngân sớm, nhanh nguồn vốn đầu tư công, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải sớm hoàn tất việc chuẩn bị thực hiện đầu tư ngay từ đầu năm 2025; kiểm soát chặt chẽ các gói thầu, rút ngắn thời gian thực hiện các gói thầu; tập trung cao cho giải phóng mặt bằng bàn giao đất sạch triển khai thi công; có hướng điều chuyển kế hoạch vốn trong năm một cách hợp lý gắn với phân cấp, phân quyền giúp các đơn vị chủ động trong quá trình thực hiện nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công.
Mặt khác, UBND tỉnh giao các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo hướng xây dựng kế hoạch giải ngân một cách cụ thể, cam kết tiến độ giải ngân của từng dự án theo tiến độ thi công đồng thời nghiệm thu, thanh toán vốn với Kho bạc nhà nước ngay khi có khối lượng nghiệm thu, tuyệt đối không để dồn thanh toán vào cuối năm.
Tỉnh đặc biệt chú trọng tiến độ giải ngân đối với các dự án quy mô lớn, trọng điểm quốc gia qua địa bàn giúp liên kết phát triển vùng như: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu giai đoạn 1, Dự án đường dọc sông Bảo Định, Dự án đường tỉnh 864 (đường dọc sông Tiền), Dự án Đường phát triển vùng Đồng Tháp Mười giai đoạn 1…
Giám đốc Ban Quản lý Dự án công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thị Thanh Phương chia sẻ, việc giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư công sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu, tạo tiền đề sớm hoàn thành đưa các công trình dự án vào phục vụ sản xuất – đời sống.
Bên cạnh đó, Tiền Giang dành ưu tiên nguồn vốn đầu tư các công trình phục vụ xây dựng huyện, xã nông thôn mới nâng cao theo lộ trình vừa nhằm mục tiêu hoàn thành xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2025 cũng như các công trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng giảm nghèo bền vững, đảm bảo đến cuối năm 2025 phải giải ngân 100% vốn đầu tư công. Qua đó, vừa góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn ở vùng sâu, vùng xa.
Để thực hiện tốt Kế hoạch đầu tư công năm 2025, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương cần nâng cao trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng công trình và đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
UBND tỉnh xem kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công trong năm là một trong những tiêu chí xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Năm 2024, Tiền Giang triển khai tổng cộng 356 dự án, công trình từ nguồn vồn đầu tư công được phê duyệt với tổng kinh phí 6.190,7 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách địa phương trên 4.090 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách trung ương.
Nhở phát huy vai trò và sự chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, có các giải pháp quyết liệt và hiệu quả, kết thúc năm 2024, Tiền Giang đạt tỷ lệ giải ngân 100% vốn đầu tư công, tiếp tục nằm trong tốp các tỉnh, thành của cả nước nhiều năm liền có mức giải ngân nhanh, đạt kết quả tốt, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Các mặt hàng nông, thủy sản của Tiền Giang rộng đường xuất khẩu
09:42' - 04/02/2025
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết, trong tháng 1/2025, Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD, đạt khoảng 8% chỉ tiêu cả năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
09:39' - 13/01/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
-
DN cần biết
Tiền Giang ưu tiên thu hút dự án ứng dụng nền tảng số
15:12' - 09/01/2025
Tiền Giang chú trọng thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch của tỉnh cũng như tính chất từng ngành nghề, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang đặt mục tiêu thu hút ít nhất 2 dự án FDI và 6 dự án FDI điều chỉnh vốn
15:11' - 09/01/2025
Năm 2025, Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang đặt mục tiêu thu hút ít nhất 2 dự án vốn FDI và 6 dự án FDI điều chỉnh, tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ đề xuất tăng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025
11:46'
Năm 2025, dự báo thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen... Do đó, Việt Nam cần chủ động nắm bắt, khai thác tối đa mọi cơ hội, nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển...
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9
10:04'
Sáng 12/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn:
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường: Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
10:02'
Sáng 12/2, tại Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách
09:26'
Sáng 12/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 1.800 tỷ đồng xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái (Bắc Giang)
07:00'
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 260/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái, tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 12/2
20:38' - 11/02/2025
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương xây dựng các kịch bản khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
20:06' - 11/02/2025
Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhằm xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái
19:58' - 11/02/2025
Những năm gần đây, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đường sắt (sửa đổi) cần bao quát, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn của hệ thống đường sắt
19:26' - 11/02/2025
Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).