Tiền Giang: Tình trạng sạt lở đất diễn biến phức tạp
Các huyện, thị nội đồng dự án ngọt hóa Gò Công; các huyện đầu nguồn vùng kiểm soát lũ phía Tây, khu vực vùng Đồng Tháp Mười… là những địa bàn thường xuyên xảy ra sạt lở. Ở Tiền Giang, có đặc điểm thường kết hợp giữa làm thủy lợi phục vụ sản xuất, lấy nước tưới tiêu với phát triển giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và xây dựng nông thôn mới. Do vậy, khi bờ sông, bờ kênh rạch sạt lở, kéo theo đường giao thông cặp kênh mương, sông rạch bị cắt đứt, việc khôi phục rất tốn kém.
Sạt lở cũng rất bất ngờ, khó dự báo trước. Trong tháng 4/2020, bờ sông Đường Nước đoạn qua xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy bị sạt lở nghiêm trọng. Một đoạn đường nhựa dài trên 50 m cặp theo bờ phía Tây sông Đường Nước cũng vì vậy mà bị lở xuống dòng sông, cắt đứt giao thông, ảnh hưởng việc đi lại, sản xuất của nhân dân trong khu vực. Tháng 5 vừa qua, bờ Đông kênh Ông Mười bị sạt lở đã kéo theo một đoạn đường huyện gần 50 m, khu vực giáp ranh giữa xã Phú Quí (thị xã Cai Lậy) và xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy) bị sụt xuống kênh, giao thông gián đoạn. Người dân sở tại cho biết, rất may thời điểm thiên tai xảy ra đường vắng nên không có thiệt hại nghiêm trọng về người. Ngành chức năng đã cắm biển cảnh báo và ngăn các phương tiện cơ giới 3, 4 bánh trở lên lưu thông qua đoạn đường này để chờ triển khai phương án khắc phục. Trước đó, một đoạn đường tỉnh 873, đoạn qua xã Bình Xuân, thị xã Gò Công dài hàng trăm mét bất ngờ bị sạt lở xuống sông Vàm Gié, khiến giao thông qua tuyến đường này bị cắt đứt. Hiện, các ngành chức năng đang khẩn trương khắc phục. Còn tại huyện Gò Công Tây, theo báo cáo của UBND huyện Gò Công Tây, từ đầu năm đến nay, tình hình sạt lở kênh mương và đường giao thông trên địa bàn diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại đối với sản xuất và đời sống. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tuyến kênh 14 và đường chạy cặp theo hai bên bờ kênh bị sạt lở nhiều đoạn với mức độ hết sức nguy hiểm. Theo thống kê, có 30 hộ dân bị thiệt hại do sạt lở, trong đó có 1 căn nhà bị sạt lở hoàn toàn, 2 căn bị sạt lở từ 70 - 75%; 11 hộ bị thiệt hại về đất sản xuất với diện tích sạt lở mất đất lên đến gần 3.800 m2; 16 hộ khác bị thiệt hại về hoa màu, cây trái… Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, chỉ riêng khu vực các huyện, thị vùng ngọt hóa Gò Công hiện ghi nhận hơn 100 điểm sạt lở, với chiều dài gần 12.000 m và thiệt hại về nhà ở, vật kiến trúc của 45 hộ dân. Để khắc phục, cần nguồn kinh phí ước tính 45 tỷ đồng. Do đặc thù vùng dự án ngọt hóa Gò Công, thời gian qua, ngành chức năng phải tập trung bơm nước tối đa phục vụ sản xuất, chống hạn ứng cứu cây trồng khiến các kênh mương khô cạn trơ đáy. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất hết sức phức tạp trong thời gian gần đây ở vùng dự án. Nguyên nhân sạt lở do nền đất yếu, sự lưu thông của phương tiện thủy gây sóng to; đặc điểm hình thái sông rạch tại Tiền Giang trong đó các đoạn cong tạo dòng chảy áp sát bờ gây sạt lở cũng như việc xây dựng nhà ở, các công trình hạ tầng quá gần bờ sông như: đê, đường giao thông, bãi tập kết vật liệu xây dựng… làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ. Tùy theo vùng, địa bàn và đặc thù thổ nhưỡng, nguyên nhân sạt lở... địa phương đưa ra những giải pháp ứng phó căn cơ theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo ổn định được sản xuất và đời sống nhân dân địa phương. Trong đó, ngoài giải pháp về công trình, tổ chức thi công, kiên cố hóa bờ kênh mương và đường giao thông nông thôn, Tiền Giang còn chú ý các giải pháp phi công trình như: Khuyến khích trồng cây xanh chắn sóng, chắn gió, gây nuôi lục bình và các cây trồng thích hợp để giữ lại phù sa, bồi bổ, tạo bãi phòng chống sạt lở... Hàng năm, tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thị, thành tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa sạt lở; nghiêm cấm xây dựng nhà ở, công trình tạm trong phạm vi 20 - 30 m tính từ mép bờ sông khi chưa có công trình bảo vệ bờ. Đáng chú ý, trong thời gian qua, Tiền Giang còn đầu tư hơn 556 triệu đồng thực hiện mô hình kè giữ và gây trồng lục bình ven các tuyến sông nhằm tạo bãi bồi, phòng chống sạt lở tại các huyện vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh như: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước… bước đầu đã mang lại những kết quả tốt./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Chống sạt lở ở Cần Thơ- Bài cuối: Cuộc sống hồi sinh
16:33' - 30/05/2020
Tuyến kè kiên cố dài 430 m với kinh phí hơn 50 tỷ đồng hoàn thành vào cuối năm 2019 đã đem lại cuộc sống mới cho hàng trăm hộ dân ở vàm Thới An (phường Thới An, quận Ô Môn).
-
Kinh tế tổng hợp
Chống sạt lở ở Cần Thơ - Bài 1: Tiền tỉ trôi sông
16:27' - 30/05/2020
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Cần Thơ đã có 17 điểm sạt lở với chiều dài hơn 1.000 m, ảnh hưởng đến 37 căn nhà; trong đó có 4 căn bị sạt hoàn toàn, thiệt hại tài sản hơn 12 tỉ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Căng thẳng thuế quan không cản được người Mỹ "săn" khuyến mãi
14:04'
Chi tiêu trực tuyến tại Mỹ tăng vọt lên mức 24,1 tỷ USD từ ngày 8 đến 11/7 – thời điểm được ví như “Black Friday mùa Hè” – khi các nhà bán lẻ lớn đồng loạt triển khai loạt chương trình khuyến mãi sâu.
-
Kinh tế tổng hợp
Tổng Giám đốc Đỗ Tiến Sỹ tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam
14:02'
Đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu tái cử giữ chức Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Chỉ thị 20: Phá điểm nghẽn, thiết lập kỷ cương môi trường
12:35'
Chỉ thị 20/CT-TTg yêu cầu toàn hệ thống chính trị vào cuộc khẩn trương, quyết liệt chống ô nhiễm môi trường, với lộ trình rõ ràng, trách nhiệm cụ thể và sự đồng thuận toàn dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Định đoạt ngôi vương Fifa Club World Cup: Khi Chelsea đụng PSG phiên bản hủy diệt
10:45'
Một trận chung kết trong mơ đang chờ đợi người hâm mộ tại FIFA Club World Cup 2025: PSG – cơn lốc hủy diệt đến từ Paris đối đầu Chelsea – “kẻ thách thức” không ngại bất kỳ giới hạn nào.
-
Kinh tế tổng hợp
Khi OCOP thổi hồn vào đặc sản Vĩnh Long
10:43'
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 13/7/2025
09:19'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/7, sáng mai 14/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Bắc Ninh: Cháy lớn tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu
08:43'
Khoảng 19 giờ 20 phút ngày 12/7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu tư nhân C.H, do ông N.V.C làm chủ, tại thôn Thanh Văn 1, xã Lục Ngạn, tỉnh Bắc Ninh.
-
Kinh tế tổng hợp
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF – 2025: Đội Trung Quốc giành chức vô địch
08:37'
Tối 12/7, tại đêm Chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF – 2025, đội pháo hoa Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc) đã xuất sắc giành chức vô địch, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
-
Kinh tế tổng hợp
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận di sản thế giới
20:46' - 12/07/2025
UNESCO đã chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là di sản thế giới.