Tiên Lữ phát triển nhanh nông nghiệp công nghệ cao
"Xây dựng Tiên Lữ trở thành huyện phát triển nhanh nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp sạch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tới". Đây là ý kiến nhấn mạnh của Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Đỗ Tiến Sỹ tại Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Lữ nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra từ ngày 14 ngày 16/8.
*Khai thác lợi thế để vươn lênBí thư Tỉnh ủy Hưng Yên khẳng định: với vị trí tiếp giáp thành phố Hưng Yên, có Khu Đại học Phố Hiến và các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 38B, 39A, Đường 200, Đường nối Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Cầu Giẽ Ninh Bình, đường Đê tả Sông Luộc… huyện Tiên Lữ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn và toàn diện hơn.Huyện cần huy động mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông và các cụm công nghiệp ở các xã Thiện Phiến, Dỵ Chế, Ngô Quyền và Hải Triều, Trung Dũng, Cương Chính… Mặt khác hoàn thiện Khu Đại học Phố Hiến trên địa bàn; thu hút đầu tư phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp với các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch.
Theo ông Đỗ Tiến Sỹ, Tiên Lữ có nhiều tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp với trên 5.400 ha; có 12 km sông Luộc chạy qua cùng hệ thống đầm ao, ruộng trũng. Do vậy, cần coi trọng phát triển nông nghiệp hàng hoá tiêu chuẩn VietGap; quy hoạch các vùng chuyên canh; khai thác tiềm năng vùng bãi; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng nhãn lồng, cây có múi, hoa, rau màu; ứng dụng công nghệ mới với mô hình nhà lưới, nhà kính; nhân rộng mô hình nuôi cá sông trong ao nước tĩnh; nuôi cá bán nổi; nuôi cá lồng bè trên sông.Chia sẻ về những bước đi trong nhiệm kỳ tới, Bí thư Huyện ủy Tiên Lữ Doãn Anh Quân cho biết, huyện tiếp tục phát triển nông nghiệp hàng hóa; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết, với trọng tâm là nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới.Huyện có kế hoạch xây dựng vùng lúa chất lượng cao 220 ha, hình thành 6 cánh đồng mẫu lớn, 7 cơ sở trồng trọt công nghệ cao, 5 vùng rau an toàn; chuyển dịch khoảng 800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả giá trị cao. Phấn đấu thu nhập bình quân 1 ha canh 250 triệu đồng/năm; có 7/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Huyện cũng tập trung phát triển một số ngành công nghiệp về chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc, may công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, chế biến sản phẩm địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại.Mặt khác, đẩy mạnh phát triển chợ đầu mối kinh doanh tổng hợp, mạng lưới dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật và khoa học công nghệ; phát triển dịch vụ các khâu sản xuất trong nông nghiệp, mạng lưới dịch vụ thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết.
*Thành công từ các khâu đột pháÔng Bùi Tiến Duy, Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ Tiên Lữ cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020, Tiên Lữ đã đạt thành tích với điểm nhấn ấn tượng là thực hiện thành công 3 khâu đột phá. Nổi bật là phát triển nông nghiệp theo hướng VietGAP gắn với trọng tâm xây dựng mô hình hợp tác xã, với tổng nguồn lực huy động trên 5 tỷ đồng. Qua đó, giúp các hộ liên kết sản xuất, giúp nhau về vốn, khoa học kỹ thuật, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.
Toàn huyện đã xây dựng được hơn 40 mô hình sản xuất hiệu quả với 36 giống lúa và 2 giống cây ăn quả, duy trì 2 cánh đồng liên sản xuất lúa giống tại xã Hưng Đạo và Nhật Tân với diện tích trên 300 ha/năm. Cùng đó lập được 3 vùng sản xuất VietGAP với diện tích 60 ha nhãn và cây có múi tại các xã Hưng Đạo, Nhật Tân, Hải Triều; chứng nhận VietGAP cho sản phẩm cho 4 hợp tác xã và 5 cơ sở chế biến thực phẩm ở các xã Trung Dũng, Minh Phượng, Cương Chính, Thiện Phiến, Đức Thắng.Từ các vùng sản xuất nói trên đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cam, bưởi, nhãn cho thu từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm; mô hình hợp tác xã rau, cây hàng năm cho thu từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm; mô hình hợp tác xã thủy sản hoặc mô hình lúa - cá cho thu từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm.Bội thu về nông nghiệp, Tiên Lữ cũng thành công bước đầu trong công nghiệp. Đến nay, toàn huyện có gần 260 doanh nghiệp và 12 chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động. Huyện đã được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích 160 ha ở các xã Dị Chế, Ngô Quyền, Thiện Phiến, Hải Triều.Huyện cũng coi trọng việc duy trì và phát triển 3 làng nghề truyền thống gồm: làng nghề đan lờ đó thôn Nội Lăng và thôn Tất Viên ở xã Thủ Sỹ, làng nghề làm mành thôn Đa Quang, xã Dị Chế. Các làng nghề này hoạt động ổn định, thu hút trên 3.000 lao động tham gia.
Từ nay đến năm 2025 Tiên Lữ tiếp tục thực hiện các khâu đột phá trong trong thu hút đầu tư, phấn đấu trở thành địa phương phát triển mạnh, toàn diện cả về nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Văn Lâm (Hưng Yên) phấn đấu thành huyện công nghiệp và đô thị loại 3 vào năm 2025
21:50' - 05/08/2020
Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên cho rằng, trong giai đoạn 2021 - 2025, Văn Lâm cần xác định rõ phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, công nghiệp tập trung là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư trên địa bàn.
-
Kinh tế tổng hợp
Hưng Yên: Phạt doanh nghiệp hơn 700 triệu đồng do làm ô nhiễm môi trường
22:41' - 04/08/2020
Việc xử phạt là do doanh nghiệp này đã có 4 hành vi vi phạm về chất thải
-
Kinh tế tổng hợp
Hưng Yên: Huyện Ân Thi lấy công nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao làm trụ đỡ kinh tế
21:53' - 25/07/2020
"Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu cùng với phát triển công nghiệp sạch, coi đây là trụ đỡ kinh tế và là nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới".
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện xe ô tô chở gần 19 kg heroin từ Điện Biên về Hưng Yên
15:50' - 22/07/2020
Ngày 22/7, Công an tỉnh Hưng Yên và Bộ Công an đã triệt phá thành công chuyên án vận chuyển trái phép ma túy lớn tại Hưng Yên, thu giữ 54 bánh heroin (trọng lượng là 19 kg).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35'
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố niềm tin nhà đầu tư từ quyết định “sắp xếp lại giang sơn”
13:12'
Việc hợp nhất các tỉnh, thành không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc phát triển hạ tầng và tiện ích, mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo hạ tầng thương mại xanh: Việt Nam hướng tới dẫn dắt xu hướng hậu carbon
12:48'
Tại Diễn đàn Thương mại xanh 2025, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định thương mại xanh là động lực thị trường mới, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, giảm phát thải, phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
12:10'
Tổng điều tra có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân nông thôn trên phạm vi cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
34 Thuế tỉnh chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 1/7
11:17'
Sáng 1/7, Cục Thuế đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ của Cục Thuế (Bộ Tài chính) nhằm triển khai mô hình tổ chức mới của ngành thuế từ ngày 1/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Trụ đỡ cho doanh nghiệp phát triển
11:15'
Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy mới, tư duy mới và khát vọng mới
08:14'
Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng lòng để thực hiện bước đi lịch sử
08:13'
Ngày 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố - một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - chính thức được khởi động.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài sản công
21:35' - 30/06/2025
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 193/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.