Tiến trình quốc tế hóa đồng NDT chưa bắt kịp quy mô nền kinh tế
Theo Liên hợp buổi sáng, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc lần lượt thực hiện thí điểm kết nối trái phiếu Đại lục với Hong Kong (Trung Quốc), quản lý tài sản xuyên biên giới, tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT) tiếp tục được thúc đẩy ổn định.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khối lượng thanh toán quốc tế của đồng NDT vẫn khá thấp so với quy mô nền kinh tế, bởi vì thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc khó sử dụng NDT để thanh toán, hơn nữa các kênh đầu tư của doanh nghiệp chưa được khai thông.
Các chuyên gia nhấn mạnh, những năm gần đây thị trường cổ phiếu và trái phiếu ở Thượng Hải, Thâm Quyến, Hong Kong kết nối thành công với nhau đã thúc đẩy khối lượng thanh toán xuyên biên giới của đồng NDT dưới dạng tài khoản vốn tăng nhanh.Tuy nhiên những biện pháp này vẫn là “đường ống” khép kín chứ không phải “hồ chứa nước”. Làm thế nào để mở rộng và thúc đẩy sự kết hợp giữa tài sản bằng đồng NDT và nhu cầu tài sản an toàn ngày càng tăng trên toàn cầu, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều chính sách thông thoáng hơn.
* Lý do giao dịch bằng đồng NDT bị hạn chếTheo Giám đốc tài chính Sinochem Holdings Dương Lâm, hiệu quả thúc đẩy quốc tế hóa đồng NDT của chính sách tài chính đơn thuần tương đối hạn chế, cùng lắm chỉ là sự tái phân phối lợi ích, không tạo ra giá trị. So với quy mô nền kinh tế Trung Quốc, khối lượng thanh toán xuyên biên giới của NDT khá thấp, chủ yếu có ba nguyên nhân. Thứ nhất, từ góc độ nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu nên thanh toán bằng đồng NDT, nhưng 70% hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc là dầu thô, và đây là mặt hàng được định giá gắn chặt với với đồng USD. Đồng thời, khối lượng thương mại của các nước xuất khẩu dầu thô đối với Trung Quốc rất hạn chế, nên không có động lực chấp nhận NDT.Thứ hai, từ góc độ xuất khẩu, sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu không mạnh, do đó vẫn phải sử dụng đồng USD hoặc các đồng tiền quốc tế khác, các mặt hàng trực tiếp định giá bằng NDT dường như không có. Ngược lại, một khối lượng lớn hàng hóa của Hàn Quốc và Nhật Bản được định giá bằng đồng nội tệ.Trong bối cảnh như vậy, điều duy nhất đối với doanh nghiệp chính là phối hợp tiền tệ để kiểm soát rủi ro. Nếu bên ngoài có thể đầu tư NDT, doanh nghiệp tự nhiên sẽ có động lực để phân bổ nguồn vốn NDT tương ứng, phù hợp với các khoản nợ NDT. Thứ ba, về phương diện đầu tư, ngoài kênh dẫn vốn thuận lợi về phía Bắc và phía Nam, cánh cửa đầu tư của nền kinh tế thực vẫn chưa khai thông. Do đó, về phương diện đầu tư doanh nghiệp cũng không thể sử dụng NDT để làm đồng tiền đầu tư quốc tế. Ông Dương Lâm cho rằng, quốc tế hóa tiền tệ của một nước không thể được thúc đẩy bằng chính sách tài chính đơn thuần, mà trước tiên cần thông qua mức độ quốc tế hóa của nền kinh tế thực mới có thể nâng cao tốc độ quốc tế hóa tiền tệ.Từ thực tiễn tình hình có thể thấy rằng, nếu chính phủ có thể hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp chuỗi sản xuất và cải thiện năng lực cạnh tranh; đây có thể là biện pháp quốc tế hóa đồng NDT mạnh mẽ nhất.
Theo Phó Cục trưởng Giám sát vĩ mô Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) Chu Vĩnh Khôn, trong quá trình quốc tế hóa đồng NDT, trọng điểm công tác của các cơ quan giám sát nên lấy phục vụ nền kinh tế thực, thúc đẩy tiện lợi hóa đầu tư thương mại làm định hướng, từng bước xóa bỏ các trở ngại sử dụng NDT trong hoạt động xuyên biên giới.Số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, đồng NDT chiếm 2,6% dự trữ ngoại hối toàn cầu trong quý II/2021, ghi nhận tăng 6 quý liên tiếp. Con số này cao hơn gấp đôi so với thời điểm NDT được đưa vào quyền rút vốn đặc biệt (SDR).Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) công bố vào tháng trước, tỷ lệ giao dịch thanh toán quốc tế bằng đồng NDT trong tháng Tám đã giảm xuống 2,15% từ mức 2,19% của tháng Bảy, ghi nhận mức thấp nhất trong ba tháng. Xếp hạng thanh toán quốc tế bằng NDT vẫn ở vị trí thứ năm trên thế giới.* Tiếp tục thúc đẩy mở cửa
Ba Shu Song, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong nhấn mạnh, mặc dù tiến trình quốc tế hóa NDT trong những năm gần đây đạt được tiến triển đáng kể, nhưng vẫn còn kém xa quy mô nền kinh tế và địa vị quốc tế của Trung Quốc.Mặc dù sự vận hành thông suốt của chương trình kết nối thị trường cổ phiếu, trái phiếu Thượng Hải, Thâm Quyến, Hong Kong đã thúc đẩy khối lượng thanh toán xuyên biên giới của NDT dưới dạng tài khoản vốn tăng nhanh, nhưng đây chỉ là giai đoạn một của quốc tế hóa NDT. Bởi vì nó là mô hình khép kín, chỉ là một kênh dẫn chứ không phải một hồ chứa, do đó cần thúc đẩy thêm một bước để giúp dòng tiền chảy ra có thể ở lại Hong Kong.Chuyên gia Ba Shu Song nhấn mạnh, một phương án khả thi là từ nền tảng giao dịch của các nhà đầu tư bên trong và bên ngoài hiện nay, phát triển thành sử dụng NDT để giao dịch giữa các nhà đầu tư bên ngoài, sau đó tiếp tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực hơn, chẳng hạn như hàng hóa và sản phẩm phái sinh.Ngoài ra, xét từ góc độ hợp tác khu vực, hiện nay ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời thanh toán bằng NDT ở khu vực này về cơ bản đã vượt qua mốc quan trọng 10%, nên việc thúc đẩy quốc tế hóa NDT sẽ dễ dàng đạt được kết quả hơn.Phó Cục trưởng Chu Vĩnh Khôn cũng cho rằng, bước tiếp theo PBoC sẽ hỗ trợ việc sử dụng NDT trong các khuôn khổ hợp tác như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và xây dựng các khu hợp tác ở bên ngoài, tập trung thúc đẩy sử dụng NDT để thanh toán xuyên biên giới với các nước xung quanh. * NDT có triển vọng trở thành tài sản an toànHiện nay, các nền kinh tế chủ chốt Âu-Mỹ đang ở môi trường lãi suất thấp hoặc âm, cộng thêm dịch bệnh và sự biến động địa chính trị khiến cho tính bất ổn gia tăng, cung cầu tài sản an toàn trên thế giới tồn tại khoảng cách khá lớn, tài sản bằng đồng NDT được giới tài chính tiền tệ đặt nhiều hy vọng.Theo Cao Hải Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tài chính quốc tế thuộc Viện kinh tế và chính trị thế giới trực thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, xét từ góc độ quan hệ cung cầu của tài sản an toàn, NDT sẽ có triển vọng lớn để trở thành một loại tiền tệ tài sản an toàn.Nếu trái phiếu chính phủ, trái phiếu các tổ chức tài chính khác của Trung Quốc bằng NDT có thể sử dụng làm tài sản an toàn, điều này sẽ là một đóng góp đối với sự ổn định của hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Chuyên gia Ba Shu Song nhấn mạnh, xét từ phạm vi toàn cầu, NDT có sức hút, nhu cầu của các quỹ quốc tế đối với tài sản an toàn cũng làm gia tăng sự phân bổ đối với NDT. Tuy nhiên, để biến nhu cầu này trở thành hiện thực đòi hỏi phải có sự đồng bộ về chính sách.Phó Cục trưởng Chu Vĩnh Khôn viện dẫn thêm số liệu chứng minh, tính đến cuối tháng Chín, giá trị thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong nước do các chủ thể bên ngoài nắm giữ lần lượt là 3.500 tỷ NDT và 3.900 tỷ NDT, tăng 20% và 35% so với cùng kỳ.Trong giai đoạn tháng 1-9/2021, khối lượng thu chi xuyên biên giới bằng NDT của hạng mục đầu tư chứng khoán chiếm gần 50% tổng thu chi xuyên biên giới bằng NDT.
Do đó, PBoC sẽ cố gắng mở rộng việc sử dụng NDT trong dự trữ, phân bổ tài sản và giao dịch trên thị trường tài chính, tiếp tục mở rộng chức năng tiền tệ dự trữ và đầu tư của NDT./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu của Hong Kong (Trung Quốc) tăng trưởng hai con số
14:44' - 27/10/2021
Trong giai đoạn từ tháng 1-9/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Hàng hoá
Trung Quốc sẽ điều tra vấn đề thao túng giá năng lượng
19:59' - 25/10/2021
Ngày 25/10, Trung Quốc cho biết sẽ điều tra các nhà cung cấp chỉ số giá năng lượng giữa bối cảnh các nhà lãnh đạo nước này nỗ lực kiềm chế tình trạng giá than lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc có thể kiểm soát nguy cơ nợ trên thị trường bất động sản
14:40' - 25/10/2021
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc có thể kiểm soát nguy cơ vỡ nợ từ các công ty bất động sản Trung Quốc sang ngành tài chính sau khủng hoảng nợ của Evergrande.
-
Thị trường
Thị trường tiêu dùng Trung Quốc - “miền đất hứa” của các công ty quốc tế
21:20' - 24/10/2021
Với dân số hơn 1,4 tỷ người và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, thị trường tiêu dùng Trung Quốc được ví như “miền đất hứa” đối với nhiều công ty đa quốc gia.
-
Bất động sản
Trung Quốc thí điểm đánh thuế bất động sản
08:36' - 24/10/2021
Các chuyên gia cho rằng việc đánh thuế bất động sản sẽ là một trong những thay đổi sâu sắc trong các chính sách bất động sản của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Sức ép suy giảm kinh tế của Trung Quốc có thể lớn hơn dự kiến
05:30' - 24/10/2021
Tại Trung Quốc, chiến lược hoạch định chính sách kinh tế cân bằng giữa ổn định và phát triển trong quý IV/2021 và làm thế nào để ngăn chặn kiểm soát vĩ mô không hiệu quả là vấn đề đang được quan tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26'
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.