Tiếp sức cho khu vực nông thôn
Với mục tiêu xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn mới hiện đại, nhiều chính sách tín dụng đã được ban hành và nhanh chóng đi vào thực tiễn với tính hiệu lực và hiệu quả cao, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19. Nhưng với những yếu tố rủi ro đặc thù, khu vực này vẫn đăng gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp như ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều điểm nổi bật như nâng gấp đôi mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu mối liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; hoàn thiện chính sách xử lý rủi ro đối với khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng; bổ sung quy định về quản lý dòng tiền liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và khuyến khích tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay... Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để hướng tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực... giúp lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trở thành một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách tín dụng hiện nay. Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích về mức cho vay không có tài sản bảo đảm, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị, cơ chế xử lý rủi ro, cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, khoanh nợ. Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng đặc thù và cho vay để phát triển bền vững nông nghiệp, các mặt hàng nông sản chủ lực như: đóng tàu phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ, giảm tổn thất trong nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tái canh cà phê, hỗ trợ sản xuất, thu mua chế biến lúa gạo, thủy sản, rau quả,...; Đồng thời có chính sách trần lãi suất ngắn hạn bằng VND áp dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thấp hơn lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường. Mức lãi suất hiện nay là 4,5%/năm. Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng tính đến ngày 19/11/2021, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 10 triệu tỷ đồng, tăng 9,52% so với cuối năm 2020.Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tốt; trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt trên 2,5 triệu tỷ đồng với hơn 14 triệu khách hàng, chiếm trên 25,11% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng 10,21% so với cuối năm 2020 và tăng 34,5% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể, dư nợ cho vay trên địa bàn nông thôn đạt 1,92 triệu tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng dư nợ nông nghiệp nông thôn. Toàn hệ thống có 78 tổ chức tín dụng tham gia cho vay với dư nợ chiếm 19,6% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế
Tuy đã đạt được những kết quả tích cực, song việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Về phía các tổ chức cũng gặp không ít rủi ro khi đầu tư tín dụng ở khu vực nông thôn do đặc thù của lĩnh vực này. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng không chỉ đối với người nghèo mà các trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn khó tiếp cận vốn vì không có tài sản thế chấp, chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi; vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế. Ngoài ra, việc tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết vẫn bộc lộ hạn chế do khả năng hợp tác, liên kết của người dân còn yếu; số lượng mô hình chuỗi nông sản an toàn chưa nhiều; hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ; hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân, doanh nghiệp đầu mối còn phổ biến, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc kiểm soát dòng tiền khi cho vay chuỗi. Đồng tình với các quan điểm trên, theo PGS, TS. Tô Ngọc Hưng, Hiệu trưởng Đại học Hòa Bình, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa như bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được triển khai mạnh mẽ nên đã ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Do đó, PGS, TS. Tô Ngọc Hưng cho rằng thời gian tới, để cải thiện dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn cần đặt mục tiêu ưu tiên tín dụng cho lĩnh vực này trong một khuôn khổ chính sách tổng thể và dài hạn, thay vì tính chất hỗ trợ và bao cấp như trước đây. “Can thiệp của Chính phủ không nhất thiết là phải cung cấp tín dụng với số lượng nhiều và giá rẻ mà có dưới nhiều hình thức khác. Ví dụ như cung cấp vốn, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thực hiện các chương trình thí điểm rồi từ đó nhân rộng, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cho vay lưu động ở vùng khó khăn... Những biện pháp can thiệp theo cách tiếp cận cũ như áp đặt lãi suất, hạn mức cho vay có tác động không tích cực đối với sự tăng trưởng của các tổ chức tín dụng và cản trở bước phát triển của thị trường tín dụng nông thôn”, PGS, TS. Tô Ngọc Hưng nói. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục vay vốn của khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng và sản phẩm nông nghiệp được đầu tư tín dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng nên xây dựng và triển khai những sản phẩm tín dụng phù hợp với người nông dân và đặc thù sản xuất nông nghiệp; kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cung ứng các sản phẩm tiện ích ứng dụng công nghệ mới phù hợp với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp tại khu vực nông thôn. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay; thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm trong các tháng cuối năm như kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền; cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Thúc đẩy tiến trình hồi phục bằng giải pháp tín dụng
09:18' - 16/12/2021
Còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2021 - năm thứ 2 đại dịch COVID-19 để lại quá nhiều tổn thất đối với nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp đồng tín dụng 95 triệu USD tái cấu trúc Nhà máy thủy điện Đăk Đrinh
18:39' - 14/12/2021
Việc thu xếp vốn cho Nhà máy thủy điện Đăk Đrinh sẽ là nền tảng để PV Power tiếp tục phát triển mạnh và giúp cho hoạt động kinh doanh của PV Power DHC được ổn định, phát triển bền vững về dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hợp pháp
19:31' - 12/12/2021
Cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính khác biệt so với hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại về đối tượng khách hàng, lãi suất,sản phẩm cho vay
-
Doanh nghiệp
Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tập đoàn Evergrande (Trung Quốc) xuống mức vỡ nợ hạn chế
18:08' - 09/12/2021
Fitch thông báo hạ xếp hạng với Tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc từ mức "C" xuống mức "RD".
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/7: Giá USD và NDT biến động nhẹ
08:54' - 10/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 10/7 tại Vietcombank là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán.