Tiếp sức để doanh nghiệp phục hồi
Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 vừa qua đã khiến cho đời sống, kinh tế - xã hội các địa phương khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nặng nề.
Sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, nguồn kinh phí của doanh nghiệp gần như cạn kiệt sau gần 4 tháng đầu tư vào trang thiết bị phục vụ sản xuất “3 tại chỗ”.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ để có thể phục hồi sản xuất trong giai đoạn bình thường mới.
Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-Ttg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được ban hành kịp thời trong thời điểm dịch bùng phát mạnh đã giúp doanh nghiệp giữ nguồn lao động trong giai đoạn khó khăn do ứng phó dịch bệnh. Trước đó, khi dịch mới xuất hiện năm 2020, Chính phủ đã ban hành một loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn ảnh hưởng dịch về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với doanh nghiệp ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước… Đối với lĩnh vực ngân hàng, ngay từ tháng 3/2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Đến ngày 2/4/2021, Ngân hàng Nhà nước lại ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư số 01.Sau 5 tháng kể từ khi ban hành Thông tư 03, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01. Với việc điều chỉnh thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng đến ngày 30/6/2022 thay vì đến ngày 31/12/2021 như trước đây đã tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh.
Theo Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ 23/2/2020 đến cuối tháng 10/2021, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 1,9 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với dư nợ gần 3,79 triệu tỷ đồng và cho vay mới với lãi suất thấp hơn trước dịch từ 0,5 - 1,5%, đạt hơn 7 triệu tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, 16 ngân hàng thương mại thông qua Hiệp hội Ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng khoảng 15.560 tỷ đồng, đạt 75,48% so với cam kết. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang nhanh chóng thu thập thông tin các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người lao động đề xuất UBND tỉnh giải quyết hoặc kiến nghị Trung ương (nếu vượt thẩm quyền). UBND tỉnh Tiền Giang đã có chính sách đưa nhanh gói hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết 68/NQ-CP đến các đối tượng thụ hưởng, hoàn thành trước ngày 20/8.Sau thời điểm 30/8 là giai đoạn tập trung phục hồi và phát triển kinh tế. Tỉnh Tiền Giang cũng tổ chức lại sản xuất theo hướng công nghệ cao, an toàn. Các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các phương án “3 tại chỗ” cả trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, bao gồm nhiều kịch bản ứng phó trong từng tình huống gắn với phòng, chống dịch COVID-19, không để lúng lúng, mất kiểm soát trong bất kỳ tình huống nào...
Ông Phạm Văn Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Mạnh Thành Công, tỉnh Đồng Nai chia sẻ, trong thời gian gần 4 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-Ttg của Chính phủ, công ty trả lương đầy đủ cho người lao động, gia tăng chi phí sản xuất "3 tại chỗ", dù nhà máy chỉ hoạt động nửa công suất, sản phẩm cũng giảm một nửa, khó tiêu thụ do các quy định về giãn cách xã hội gây khó khăn cho vận chuyển.
Tuy nhiên, nhờ các chính sách hỗ trợ cho người lao động, người lao động của Mạnh Thành Công vẫn nhận được kinh phí hỗ trợ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai trong 3 đợt từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2021, tùy theo thời gian làm việc của người lao động.
Thêm vào đó, Công ty Mạnh Thành Công cũng được ngân hàng xét giảm thuế vay vốn trong thời gian ứng phó dịch bệnh, từ 7,5%/năm xuống còn 6,5%/năm đến tháng 12/2021 để giúp doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất. Mặc dù các tỉnh khu vực phía Nam nói riêng, cả nước nói chung hiện đang áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng linh hoạt trong tình hình mới của Chính phủ, nhưng mọi hoạt động vẫn không thể suôn sẻ như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang trong tình trạng báo động, nhiều địa phương công bố dịch bệnh COVID-19 lên cấp độ 4 như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang… điều này dẫn đến các hoạt động phát triển kinh tế và sản xuất còn chịu nhiều tác động. Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH cao su Đức Minh cho biết, hiện nay Đức Minh chỉ cần nguồn vốn đáo hạn nợ cũ. Bởi nhiều doanh nghiệp đối tác cũng đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, khách hàng không thể trả nợ nhau nên công ty sẽ thiếu vốn xoay vòng cho phục hồi sản xuất.Chính vì vậy, khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có chính sách giảm lãi suất cho vay từ 0,5% đến 1,5%, cũng là sự hỗ trợ nhỏ cho doanh nghiệp. Trong lúc khó khăn do dịch bệnh, lãi suất ngân hàng thực sự là một nỗi lo lớn của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đều đang trông chờ sự xét duyệt hồ sơ cho vay lãi suất thấp của các ngân hàng thương mại. Có được sự hỗ trợ này, các doanh nghiệp mới có thêm động lực khôi phục sản xuất, ứng phó với dịch bệnh lâu dài.
Về thực hiện Nghị quyết 68, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhìn nhận, trong quá trình thực hiện vẫn còn những bất cập khiến chính sách chưa kịp thời đến với các đối tượng khó khăn. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP.Ngày 6/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Theo đó, việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động sẽ được cắt giảm điều kiện; doanh nghiệp được nộp hồ sơ hỗ trợ đào tạo nghề thành nhiều đợt; mở rộng hỗ trợ người lao động; bổ sung hỗ trợ đối với người cao tuổi, người khuyết tật.
Với các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cùng với sự điều chỉnh phù hợp kịp thời đúng đối tượng, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có thêm lực đẩy để góp phần khôi phục nền kinh tế trong năm 2021./.>>>Chính sách tài khóa trong bối cảnh dịch COVID-19 - Bài 1: Cần "bắt" trúng, đúng đối tượng
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Linh hoạt hỗ trợ nền kinh tế
08:20' - 02/12/2021
Dịch COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, chính sách tài khóa của Việt Nam trước tình hình đó cũng đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chính sách tài khóa cần "bắt" trúng, đúng đối tượng
08:02' - 02/12/2021
Thời gian còn lại của năm 2021 không còn nhiều, trong khi đó, biến thể mới omicron xuất hiện đang có dấu hiệu lây lan. Ngay lúc này các gói hỗ trợ cần điều chỉnh, bổ sung để vừa trúng, vừa thiết thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, tài khóa để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
20:29' - 12/11/2021
Ngày 12/11, Quốc hội bước sang buổi làm việc cuối cùng thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ phản ứng thế nào trước quyết định của ông Donald Trump?
06:30'
Nhà phân tích Felix Ryan tại ngân hàng ANZ cho biết phản ứng hiện tại có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD nếu lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tại sao đồng won lại yếu thế trước sức mạnh của đồng USD?
09:43' - 25/11/2024
Các nhà phân tích và cơ quan quản lý ngoại hối hiện dự đoán rằng giá trị đồng won Hàn Quốc có thể vẫn yếu trong nhiều tháng tới và tỷ giá 1.400 won đổi 1 USD có thể trở thành "mức bình thường mới".
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.