Tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sự cố môi trường biển miền Trung
Bên cạnh đó, việc giám sát các hoạt động của Công ty THNN Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa) đang được thực hiện nghiêm ngặt.
Các mức độ an toàn
Theo lộ trình khắc phục các tồn tại, vi phạm về bảo vệ môi trường và kế hoạch giám sát môi trường của Công ty Formosa cho thấy, đến tháng 5/2017 chất lượng nước biển 19 bãi tắm trên địa bàn 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế nằm trong giới hạn cho phép. Nước thải của Công ty Formosa từ ngày 27/7/2016 đến nay đều đạt Quy chuẩn Việt Nam với 17 thông số. Chất thải rắn đã được Formosa kiểm soát, quản lý, chuyển giao cho các cơ sở có chức năng xử lý theo đúng quy định.Kết quả phân tích chất lượng nước, trầm tích đáy và thủy sinh vật biển ven bờ khu vực hoạt động của Công ty Formosa cơ bản đạt quy chuẩn cho phép. Riêng nước ngầm lấy ở 5 vị trí bên trong và ngoài Công ty Formosa vẫn có hiện tượng ô nhiễm một số thông số.
Tổng cục Môi trường cho biết, các thông số đo đạc và phân tích mẫu trong khí thải cơ bản đều đạt quy chuẩn cho phép. Trong quá trình luyện cốc, hoàn toàn không có khí thải phát sinh như Dioxin và Furan. Cuối tháng 2/2017, Công ty Formosa đã cho chạy thử lò thiêu kết. Tổng cục Môi trường phối hợp với Viện Công nghệ và Môi trường Việt Nam tiến hành đo mẫu với kết quả 11 thông số theo Quy chuẩn 51 đều đạt quy chuẩn cho phép trong đó có cả tổng Dioxin và Furan. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty Formosa đã nộp phạt và khắc phục cơ bản các lỗi vi phạm hành chính. Trong số 22 hạng mục công trình, có 12 hạng mục đã hoàn thành, đủ điều kiện để đưa vào vận hành chính thức , 6 hạng mục vẫn đang vận hành thử nghiệm, còn lại 4 hạng mục chưa vận hành.Trong đó, lỗi đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường là chuyển đổi phương pháp làm nguội cốc từ ướt sang khô dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 6/2019.
Ổn định đời sống và khôi phục sản xuất Thực hiện hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân 4 tỉnh từ nguồn kinh phí do Công ty Formosa bồi thường, đến nay, hoạt động sản xuất thủy sản và đời sống của người dân đã cơ bản ổn định. Nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi, nhiều loại cá, ruốc… xuất hiện trở lại. Người dân tích cực bám biển, từng bước chuyển đổi khai thác tầng đáy sang khai thác xa bờ. Số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ đạt tỷ lệ 70 - 80%, tàu khai thác vùng rộng, vùng khơi đạt 85 - 90%. Việc kinh doanh bán buôn, bán lẻ thủy sản đã hoạt động trở lại. Người tiêu dùng đã tiêu thụ các sản phẩm hải sản, nhất là các sản phẩm mới đánh bắt. Các địa phương đang tích cực lưu kho đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản vẫn còn một số khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu vốn và tâm lý lo ngại của người tiêu dùng… Các tỉnh chịu ảnh hưởng sự cố môi trường đã tập trung đẩy mạnh hoạt động hợp tác, liên kết, xúc tiến du lịch, cải thiện, nâng cấp cơ sở lưu trú. Tuy vậy, do chưa vào mùa du lịch nên quý I năm nay số lượng khách du lịch chưa nhiều. Việc bồi thường thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, được đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ Đề xuất cho phép vận hành thử nghiệm Để tiếp tục giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến sự cố môi trường biển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương và địa phương có liên quan trực tiếp cần thực hiện nghiêm túc việc rà soát, đánh giá đầy đủ các tác động, ảnh hưởng và hậu quả của sự cố môi trường biển;Thực hiện tốt công tác hỗ trợ, đền bù, rà soát bảo đảm đúng đối tượng, dân chủ, công khai, minh bạch, kết hợp với chính sách hỗ trợ ổn định, phát triển sản xuất, đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người dân bị thiệt hại;
Giám sát chặt chẽ, thường xuyên, lâu dài việc khắc phục các lỗi vi phạm của Công ty Formosa đã cam kết và thực hiện quy định, quy chuẩn về môi trường trong suốt thời gian vận hành dự án; khẩn trương điều tra làm rõ, xử lý nghiêm vi phạm, khuyết điểm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp địa phương xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường các tỉnh miền Trung; đặc biệt giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi công nghệ từ dập cốc ướt sang dập cốc khô trong thời gian 3 năm, yêu cầu Công ty Formosa không xả thải trực tiếp ra biển… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai các đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, “Phục hồi, cải tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái là nơi cư trú của các giống loài thủy sản”. Bộ Y tế tiếp tục thực hiện chương trình giám sát định kỳ đối với hải sản được khai thác tại 4 tỉnh miền Trung, công bố kịp thời cho nhân dân biết để đảm bảo an toàn trong sử dụng, tiêu dùng. Bộ Công thương chủ trì đánh giá công nghệ làm nguội than cốc từ ướt sang khô của Công ty Formosa; rà soát thiết kế cơ sở của Tổ hợp gang thép, trường hợp cần thiết có thể thuê đơn vị tư vấn nước ngoài để thẩm tra, rà soát thiết kế. Cấp ủy, chính quyền địa phương, Bộ, ngành cần quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, tăng cường biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, ứng phó với sự cố môi trường; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, rà soát các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đã được đầu tư, tập trung vào các dự án lớn có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường để có biện pháp kịp thời xử lý. Trước mắt, các Bộ, ngành liên quan tiếp tục đánh giá, kiến nghị về trách nhiệm của Công ty Formosa và địa phương bằng văn bản, gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/5, để Bộ tổng hợp báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ cho phép Công ty Formosa vận hành Lò cao số 1./.Xem thêm:
>>> Ngư dân sử dụng đúng mục đích khoản chi trả bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển
>>> Rà soát nhu cầu cho vay, xử lý nợ bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển miền Trung
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thừa Thiên-Huế: Chi trả 500 tỷ đồng cho ngư dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển
11:50' - 21/04/2017
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương, tổng kinh phí bồi thường thiệt hại của các địa phương đã được phê duyệt đến nay là 680,76 tỷ đồng cho 20.018 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh: Đời sống nhân dân từng bước ổn định sau một năm sự cố môi trường biển
20:25' - 06/04/2017
Ngày 6/4 là ngày tròn một năm xảy ra sự cố môi trường biển làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội, an ninh chính trị tại bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo chất lượng nước mắm sau sự cố môi trường biển
09:08' - 16/03/2017
Sau một thời gian dài ngừng sản xuất do ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển, hiện nay cơ sở sản xuất nước mắm Huỳnh Kế, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đang hồi sinh trở lại.
-
Ngân hàng
Rà soát nhu cầu cho vay, xử lý nợ bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển miền Trung
18:40' - 23/02/2017
Ngày 23/2/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 1023/NHNN-TD về việc rà soát nhu cầu cho vay, xử lý nợ theo Quyết định số 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
-
Tài chính
Đã chi trả hơn 1.379 tỷ đồng bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển
14:43' - 14/12/2016
Kho bạc Nhà nước cho biết, tính đến ngày 13/12/2016, các phòng tài chính kế hoạch huyện rút tiền từ KBNN để thực hiện chi trả là 1.379,6 tỷ đồng, đạt 50,57% số kinh phí đã chuyển qua KBNN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.