Tiêu điểm trong ngày: Thêm động thái "hâm nóng" quan hệ giữa hai miền Triều Tiên
Sự góp mặt của bà Kim Yo-jong - em gái và là cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong thành phần phái đoàn đầu tiên dự lễ khai mạc Olympic PyeongChang rõ ràng đã "mở ra cánh cửa" cho cải thiện quan hệ liên Triều.
Phái đoàn đặc biệt của Hàn Quốc thăm Triều Tiên gồm 10 người, trong đó có 5 quan chức cấp cao và 5 quan chức cấp chuyên viên, do Chánh Văn phòng an ninh quốc gia Phủ Tổng thống Chung Eui-yong dẫn đầu. Trong số các quan chức cấp cao còn có Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Seo Hoon, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Chun Hae-sung.
Hiện ông Chung Eui-yong là người đứng đầu phụ trách kênh ngoại giao với Mỹ của Chính phủ Hàn Quốc, trong khi ông Seo Hoon là người chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến Triều Tiên dưới chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in. Cả hai ông đều gặp bà Kim Yo Jong và các quan chức Triều Tiên khác trong chuyến thăm của họ tới Hàn Quốc đầu tháng 2 vừa qua.
Theo Phủ Tổng thống Hàn Quốc, trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày này, phái đoàn dự kiến sẽ gặp các quan chức cấp cao của Triều Tiên, trao đổi các biện pháp cải thiện quan hệ liên Triều. Bên cạnh đó, phái đoàn Hàn Quốc cũng sẽ chuyển thư tay của Tổng thống Moon Jae-in tới Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong-un và hai bên sẽ bàn thảo các vấn đề liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Bình Nhưỡng, Chánh Văn phòng An ninh Quốc gia Chung Eui-yong và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Seo Hoon sẽ tới Washington để chia sẻ kết quả chuyến công du Triều Tiên và thảo luận hợp tác Hàn-Mỹ trong vấn đề Triều Tiên.
Phát biểu với báo giới trước khi lên đường sang Triều Tiên, ông Chung Eui-yong cho hay sẽ đề cập đến "giải pháp kiên định và chân thành" của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về việc duy trì cuộc đối thoại và sự tiến bộ trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên - vốn đã được thúc đẩy nhân sự kiện Olympic mùa Đông PyeongChang, nhằm hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Ông cũng cho biết dự định tiến hành các cuộc thảo luận chi tiết về cách thức thúc đẩy các cuộc đối thoại không chỉ giữa Triều Tiên với Hàn Quốc mà còn giữa Bình Nhưỡng với Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nhấn mạnh thông qua chuyến thăm này của đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong, Seoul hy vọng có thể thăm dò sâu hơn ý định của Triều Tiên trong việc đàm phán với Mỹ, đặc biệt sau khi cả Bình Nhưỡng và Washington đều ngỏ ý sẵn sàng đàm phán với nhau.
Bà nhấn mạnh Hàn Quốc hiểu rằng "đối thoại liên Triều và những tiến triển trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên không thể thu được kết quả nếu thiếu tiến triển trong nỗ lực giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Triều Tiên". Ngoại trưởng Hàn Quốc hoan nghênh việc Triều Tiên tham dự Olympic như một "động thái tích cực", song cảnh báo việc Triều Tiên thử thêm hạt nhân và tên lửa "chắc chắn sẽ phá hỏng bầu không khí đối thoại".
Tuy nhiên, các đảng phái Hàn Quốc đã đưa ra những phản ứng trái ngược nhau trước việc chính phủ quyết định cử đặc phái viên sang Triều Tiên. Đảng Dân chủ cầm quyền đã hoan nghênh kế hoạch của ông Moon về việc cử đặc phái viên sang Triều Tiên là biện pháp “kịp thời”, đồng thời cho rằng động thái trên sẽ tác động tích cực đối với mối quan hệ liên Triều cũng như mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Trong khi đó, chủ tịch đảng Hàn Quốc Tự do đối lập chính tại Hàn Quốc Hong Joon-pyo nhận định chính sách can dự với Triều Tiên của Tổng thống Moon Jae-in là một sự nhân nhượng đối với phía Bình Nhưỡng. Chính trị gia này cảnh báo chính sách hòa dịu này của Tổng thống Moon đang gây rạn nứt cho sự hợp tác giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản, phá vỡ thế cân bằng về sức mạnh quân sự trên Bán đảo Triều Tiên, cũng như đẩy tình hình an ninh của Hàn Quốc vào thế nguy hiểm.
Còn đảng Bareunmirae đối lập tại Hàn Quốc đề nghị Tổng thống Moon Jae-in cử đặc phái viên sang Mỹ nhằm đảm bảo việc phối hợp chặt chẽ các chính sách liên quan đến Triều Tiên. Theo quan điểm của đảng Bareunmirae, Tổng thống Moon Jae-in cần khẳng định rõ ông ưu tiên việc phối hợp chính sách chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Mỹ bằng cách cử đặc phái viên sang Mỹ hoặc tiến hành hội đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bình luận về động thái trên của Hàn Quốc, Tokyo đã kêu gọi Seoul hối thúc Bình Nhưỡng tham gia các cuộc đàm phán cấp cao sắp tới về việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp báo trước thềm các cuộc đàm phán liên Triều ở Bình Nhưỡng, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nêu rõ: "Việc kêu gọi Triều Tiên cam kết chắc chắn từ bỏ hoàn toàn các chương trình tên lửa và hạt nhân cũng như có những bước đi cụ thể hướng tới mục tiêu này là vô cùng quan trọng". Theo ông, Seoul cần lưu ý rằng những cuộc đàm phán liên Triều trước đây không ngăn chặn được Triều Tiên phát triển kho vũ khí hạt nhân.
Cho dù Hàn Quốc và Triều Tiên đangtrong "giai đoạn hòa giải" hiếm hoi, vốn được thúc đẩy bởi một loạt động thái tích cực nhân sự kiện Olympic mùa Đông, Nhật Bản vẫn tỏ ra thận trọng về đối thoại giữa hai miền Triều Tiên, đồng thời cảnh báo rằng thế giới không chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân.
Theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, Hàn-Mỹ-Nhật cần hợp tác chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên và nước này sẽ không thay đổi chính sách về việc "gây áp lực tối đa" đối với Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết Mỹ hoan nghênh "mọi bước đi có thể dẫn tới phi hạt nhân hóa Triều Tiên", đồng thời nhấn mạnh "mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên".
Giới phân tích cũng tỏ ra thận trọng về động thái trên của Hàn Quốc, khi cho rằng không nên mong đợi nhiều về chuyến thăm Triều Tiên này, đồng thời kêu gọi Seoul tiến hành thêm bước tiếp cận thực tế trong ngắn hạn nhằm đưa Bình Nhưỡng thoát khỏi thế bao vây và hướng đến đối thoại.
Giáo sư Kim Yeon-chul thuộc Đại học Inje nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu rõ ý định chính xác của Triều Tiên, nhất là khi vẫn tồn tại những quan điểm trái ngược nhau giữa Mỹ và Triều Tiên.
Chưa rõ liệu việc Hàn Quốc cử đặc phái viên đến Triều Tiên có thể mở đường cho một cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hay không, nhất là trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc sẽ nối lại các cuộc tập trận thường niên sau Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) PyeongChang từ ngày 9-18/3 tới, song đây chắc chắn là một động thái "tiếp nhiệt" nữa nhằm "hâm nóng" mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên sau những căng thẳng tưởng chừng đẩy Bán đảo Triều Tiên đến "miệng hố chiến tranh"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên : Việc Hàn Quốc muốn cải thiện mối quan hệ liên Triều là "điều vô nghĩa"
11:52' - 20/07/2017
Triều Tiên cho rằng việc Hàn Quốc mong muốn cải thiện mối quan hệ liên Triều là "điều vô nghĩa" khi mà Seoul vẫn áp dụng chính sách đối đầu chống Bình Nhưỡng và không từ bỏ sự lệ thuộc vào Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc không để Mỹ can thiệp vào quan hệ liên Triều
20:25' - 02/07/2017
Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc chống lại mưu toan của Mỹ nhằm lợi dụng vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng như một cái cớ để cản trở việc cải thiện quan hệ liên Triều.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc thay đổi chính sách về quan hệ liên Triều
19:15' - 11/06/2017
Triều Tiên đề nghị Seoul bác bỏ cố gắng áp đặt các biện pháp trừng phạt của Mỹ và tìm kiếm sự thống nhất dân tộc.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc cải thiện quan hệ liên Triều
19:54' - 31/05/2017
Triều Tiên đã kêu gọi chính phủ mới của Hàn Quốc cải thiện quan hệ liên Triều.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30'
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45'
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.