Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên của Chính phủ kỳ vọng sẽ là đòn bẩy cho GDP bình quân đầu người đạt hơn 5.000 USD; đồng thời, kéo theo sự phục hồi của thị trường tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng mặc dù chưa đạt được mức tăng hai con số như thời kỳ trước đại dịch COVID-19, Cục Thống kê, Bộ Tài chính đánh giá đây là một kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, mặc dù, kinh tế thế giới và khu vực vẫn đang đối mặt với những khó khăn, song thương mại điện tử Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng ấn tượng, đạt mức tăng từ 18% - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử đạt trên 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Điều này cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các phương thức mua sắm trực tuyến.
Năm 2025 với những thay đổi toàn diện về xây dựng, thực thi chính sách và văn bản pháp luật về thương mại điện tử, với một loạt văn bản pháp luật, chính sách như: Luật Thương mại điện tử, pháp luật về thuế, xuất khẩu trực tuyến, thống kê thương mại điện tử, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 sẽ được ban hành và có hiệu lực, thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới, là một kênh quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng, phát triển kinh tế.
Với kịch bản GDP tăng trên 8% năm nay, các khu vực kinh tế đều phải tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành) năm nay phải tăng 12% trở lên.Theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2024 tăng 6%).Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng ước đạt 2.613,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng mức và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,5%; lương thực, thực phẩm tăng 9,5%; may mặc tăng 6,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,5%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 409,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng mức và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.Bà Nguyễn Thu Oanh, Trưởng ban Ban Thống kê dịch vụ và giá, Cục Thống kê cho biết: Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 76,5%, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2024 và thấp hơn thời kỳ trước đại dịch. Điều này cho thấy, người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa; đồng thời, xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng, nhất là sau đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái.Trong khi người dân có xu hướng tiết chế hơn đối với tiêu dùng hàng hóa thì tiêu dùng dịch vụ lại gia tăng. Đặc biệt, trong các dịp lễ, Tết, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho các chuyến du lịch. Cùng với đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt 10,7 triệu lượt, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, góp phần vào mức tăng doanh thu dịch vụ. Cụ thể: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,7%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 23,2%.Theo các chuyên gia kinh tế, ở góc độ người dân, mỗi người đều có thể đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng của đất nước trên góc độ tiêu dùng. Theo đó, khi người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, doanh thu của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ sẽ tăng lên, giúp các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ được sản phẩm, có nguồn tài chính bền vững để đầu tư mở rộng quy mô, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất, đầu tư thêm vào hạ tầng sản xuất và công nghệ, từ đó tạo ra cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân. Khi các doanh nghiệp phát triển, họ sẽ cần thuê thêm lao động, điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế có tác động qua lại, tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau. Để năm 2025 tiêu dùng của nền kinh tế phục hồi nhanh và khởi sắc trong năm 2026, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả một số nhóm giải pháp như: kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, đây là điều kiện cần để tạo niềm tin người tiêu dùng; đồng thời, phát huy hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với giải pháp giảm 2% thuế VAT.“Theo tính toán, giảm 2% thuế VAT sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 0,8 điểm phần trăm với điều kiện kiểm soát lạm phát dưới mức mục tiêu”, TS. Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.Cùng với đó, Chính phủ cần điều hành tỷ giá, lãi suất phù hợp, để tránh lạm phát kỳ vọng tác động tiêu cực đến sức mua; kiểm soát việc tăng giá trong các mùa cao điểm của một số sản phẩm đặc thù nhằm khuyến khích và thu hút dân cư chi tiêu dùng trong nước.Mặt khác, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước với mức giá cạnh tranh để thúc đẩy người dân tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ Việt, giảm thiểu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Tăng cường thực hiện các đợt khuyến mại, tận dụng tối đa thời điểm vàng trong mùa du lịch, các dịp lễ lớn của đất nước để thúc đẩy chi tiêu dùng của người dân.Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại nền kinh tế, điều chỉnh mô hình tăng trưởng cân bằng hơn giữa đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Thực hiện đầu tư với cơ cấu hợp lý giữa phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh, tạo dựng mô hình kinh tế mới ưu việt thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Cơ cấu lại nền kinh tế có vai trò quan trọng trong đổi mới và tạo dựng mô hình tăng trưởng mới ưu việt, phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tạo động lực mới cho phát triển.Đồng thời, khẩn trương kiến tạo, thực thi hiệu quả nền thể chế bao trùm, lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm. Đổi mới, xây dựng và vận hành nhà nước quản trị quốc gia hiệu lực, hiệu quả; chuyển từ nền hành chính quan liêu sang nhà nước quản lý chuyên nghiệp, kiến tạo, phục vụ và quản trị, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Chính phủ cần xây dựng và vận hành mô hình Chính phủ trí tuệ nhân tạo 24/7, hoạt động thông minh hơn, chất lượng hơn, mọi lúc, mọi nơi, thúc đẩy xã hội chuyển động nhanh hơn, nắm bắt cơ hội tốt hơn.Đặc biệt, Chính phủ cần có lộ trình và chính sách, giải pháp đột phá xây dựng kinh tế tư nhân trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng. Hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế, thực hiện sứ mệnh dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa cùng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhu cầu tiêu dùng và du lịch cao kéo tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 10,2%
13:56' - 08/06/2025
Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2025 ước tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%
10:01' - 08/04/2025
Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao trong các kỳ nghỉ lễ, Tết đầu năm; số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU
10:51'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ven biển khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng khảo sát các dự án hạ tầng tại thành phố Huế
10:28'
Trong chương trình công tác tại miền Trung, sáng 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra phát triển nhà ở xã hội và thăm cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, thành phố Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hungary hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
10:27'
Đại sứ Việt Nam tại Hungary Bùi Lê Thái cùng đại sứ các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hungary vừa có chuyến thăm và làm việc tại Đại học Győr.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp
09:28'
Các đơn vị thuộc Bộ rà soát, đánh giá, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung đã phân cấp, phân quyền đối với chính quyền cấp tỉnh, cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc
08:25'
Chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16' - 25/07/2025
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
20:28' - 25/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
20:27' - 25/07/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn, hiệu quả đường dây 110kV
20:14' - 25/07/2025
Chiều 25/7 tại xã Vũ Thư (Hưng Yên), EVNNPC gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn EVN lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 – Dự án "Xuất tuyến 110kV sau Trạm biến áp 220kV Vũ Thư".