Tiêu thụ đặc sản vùng miền gắn với du lịch còn "mắc" ở đâu?
Hoạt động quảng bá, kết nối và tiêu thụ các sản phẩm vùng miền, nhất là các sản phẩm ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo đang được các địa phương đẩy mạnh với nhiều mô hình hay và hiệu quả.
Nhờ kết hợp với du lịch, các địa phương đã thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững. Tuy vậy, mô hình liên kết này vẫn còn những hạn chế nhất định.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong xoay quanh hoạt động kết nối này. Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của các sản phẩm đặc sản vùng miền ở các khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo? TS Nguyễn Minh Phong: Trước hết phải khẳng định Việt Nam là một trong những cường quốc về nông nghiệp. Chúng ta đã có hàng trăm năm phát triển nông nghiệp với các vùng miền địa lý, khí hậu rất đa dạng và các yếu tố thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thêm nữa, chúng ta đã có rất nhiều các sản phẩm xuất khẩu nằm trong top đầu của thế giới như lúa, cà phê, hạt tiêu và rất nhiều những đặc sản vùng miền khác. Đồng thời, chúng ta cũng đang có một chương trình rất lớn là xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng thương hiệu các đặc sản vùng miền thông qua chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Tuy nhiên đến nay, đầu ra của sản phẩm cũng như việc thực hiện các hoạt động thương mại gắn kết với quảng bá sản phẩm vùng miền này chưa thực sự có hiệu quả, đa dạng và chuyên nghiệp. Do đó, kết quả thực hiện chưa thật sự như mong muốn và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Phóng viên: Hiện nhiều địa phương đã đẩy mạnh kết hợp với du lịch để quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm. Ông có thể khái quát về một số hình thức kết nối cụ thể và hiệu quả của mô hình này? TS Nguyễn Minh Phong: Trên thực tế đã có một số địa phương năng động trong quảng bá chuyên nghiệp và kết nối giữa các ban ngành, hoạt động nhất là kết hợp quảng bá sản phẩm với du lịch. Hiện có ít nhất 3 mô hình liên quan đến việc kết hợp này. Thứ nhất, các địa phương có đặc sản vùng miền, có lợi thế về du lịch nông nghiệp kết nối với các công ty du lịch để đưa khách về tham quan và trải nghiệm sản phẩm. Đây là hình thức đơn giản nhất và sớm nhất được hình thành. Hình thức thứ hai là mỗi địa phương có đặc sản vùng miền lại tự có chương trình phát triển du lịch vùng miền riêng. Từ đó, xây dựng các cơ sở làng nghề, đặc sản vùng miền thành những khu du lịch để trực tiếp thu hút khách không thông qua các khu du lịch và thực hiện các sản phẩm trên địa bàn như hướng dẫn tham quan tại địa phương hay dịch vụ lưu trú homestay... Hình thức thứ ba là sự kết hợp của hai hình thức trên. Ngoài ra một số mô hình mới cũng đang xuất hiện tương đối khác biệt như xây dựng những vùng hoặc khu sinh thái kiểu mẫu ở những đô thị gắn với nông nghiệp công nghệ cao, hình thành một nơi vừa quảng bá cho nông nghiệp vừa là điểm đến mới trong quần thể các chuỗi sản phẩm du lịch. Kết quả của mô hình kết hợp này tuy chưa có những thống kê chính thức nhưng qua quan sát có thể thấy lượng tiêu thụ đặc sản vùng miền rất tốt. Như tại Khu du lịch Ao Vua hay một số khu du lịch ở Ba Vì (Hà Nội) đã hình thành được những trung tâm bán buôn hoặc phân phối bán lẻ các sản phẩm nông nghiệp nhưng ở mức độ rất cao. Không khó để thấy các sản phẩm sữa của Ba Vì bán rất chạy thông qua các trung tâm du lịch, các điểm bán không gắn trực tiếp với vùng nông nghiệp. Hay như ở làng gốm Bát Tràng, sự kết hợp giữa du lịch và các sản phẩm truyền thống của làng nghề đã giúp tiêu thụ sản phẩm rất tốt. Thậm chí đã xuất hiện hình thức khách hàng đặt hàng và nhà sản xuất bán qua kênh thương mại điện tử chuyên nghiệp, tạo ra một lượng hàng xuất khẩu tăng vọt so với trước đây, khi chưa có sự kết hợp này. Phóng viên: Theo ông đâu là những khó khăn trong việc kết hợp giữa phát triển du lịch gắn với quảng bá tiêu thụ các đặc sản vùng miền? TS Nguyễn Minh Phong: Khó khăn lớn nhất có lẽ là sự khác biệt giữa các chủ thể. Du lịch là một doanh nghiệp với những hoạt động tương đối đặc thù. Trong khi đó, đặc sản vùng miền là những sản phẩm được sản xuất bởi nhiều chủ thể khác nhau, có thể là hợp tác xã, hộ gia đình hay một doanh nghiệp nào đó. Và sự thiếu liên lạc giữa các bên liên quan này là khó khăn trước mắt. Cạnh đó còn có khó khăn về thỏa thuận giữa các bên khi đưa khách về và các nội dung xung quanh việc khách tham quan, trải nghiệm cơ sở sản xuất các đặc sản cũng chưa được định hình rõ nét, thiếu quy trình, thỏa thuận và cả cơ chế tài chính nên tạo ra những khó khăn, xung đột, thậm chí cả tranh chấp tài chính. Ngoài ra, vấn đề đảm bảo an ninh an toàn cho du khách cũng đặt ra nhiều yêu cầu, như trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, quy trình đưa đón khách thế nào, xử lý và phòng chống dịch bệnh ra sao... Các hoạt động liên quan đến quảng bá chung cũng cần được xem xét nếu không sẽ xảy ra hiện tượng “chênh” như ngành du lịch muốn quảng bá nhưng địa phương hoặc đơn vị sản xuất đặc sản lại không cung cấp tư liệu, ưu điểm vượt trội của sản phẩm, không xây dựng thương hiệu để tạo ra sự thuận tiện trong thông tin… Thực tế, đến nay chúng ta mới chú ý đến hoạt động xây dựng sản phẩm mà còn thiếu xây dựng thương hiệu. Thông thường, sản phẩm chỉ gắn với thương hiệu địa phương như vải Bắc Giang, nhãn Hưng Yên… còn thương hiệu cụ thể của sản phẩm, doanh nghiệp thì chưa tới. Do đó có thể tạo ra sự tranh chấp về quyền lợi gắn với thương hiệu, ảnh hưởng tới thương hiệu sản phẩm, thương hiệu địa phương... Phóng viên: Vậy theo ông, cần có giải pháp gì để đẩy mạnh mô hình kết hợp giữa phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm vùng miền? TS Nguyễn Minh Phong: Một trong những giải pháp đột phá trong thời gian tới theo tôi là phải có sự ký kết ở cấp cao nhất, có thể giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các tỉnh, thành phố về việc gắn phát triển du lịch với các sản phẩm đặc sản vùng miền kể cả trong tiểu thủ nông nghiệp và nông nghiệp với nhau như một chương trình chính thống, tổng thể nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch.Để từ đó cấp trung ương chuyển tải xuống các địa phương theo ngành dọc, giúp định vị hoạt động kết nối này trong các hoạt động điều phối chung của cấp có thẩm quyền.
Đồng thời, xây dựng thương hiệu, chuỗi thương hiệu sản phẩm kết nối giữa du lịch và đặc sản cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Cần hình thành kế hoạch rõ ràng về xây dựng thương hiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ để có được sự đầu tư bài bản, chuẩn hóa và bảo vệ thương hiệu trong quá trình phát triển và khai thác thương hiệu trong thời gian tới. Hình thành hệ thống dịch vụ khép kín từ giới thiệu, cung cấp sản phẩm đến vận chuyển một cách chuyên nghiệp, thuận tiện, đảm bảo giá thành và chất lượng tốt nhất, giúp gia tăng hiệu quả hoạt động du lịch và sản xuất… Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
DN cần biết
Mặc "áo mới" cho du lịch MICE Hà Nội
21:23' - 15/12/2022
Du lịch Mice là hoạt động du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm… đang được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước quan tâm, nhất là các đô thị lớn.
-
Doanh nghiệp
Lạng Sơn khai trương ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động
15:37' - 15/12/2022
Ngày 15/12, UBND tỉnh Lạng Sơn khai trương “Cổng thông tin du lịch thông minh và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động” , phát động chương trình “Đại sứ du lịch Lạng Sơn”.
-
DN cần biết
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột cơ hội để thúc đẩy du lịch phát triển
13:08' - 15/12/2022
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 là dịp để tôn vinh văn hóa cà phê, người trồng cà phê và ngành cà phê, đặc biệt đây là cơ hội để thúc đẩy du lịch phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia nhìn nhận thế nào về phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam?
16:23'
Các chuyên gia Việt Nam đã và đang trực tiếp tham gia những dự án hạt nhân lớn của Pháp, đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Paris về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
-
Ý kiến và Bình luận
LHQ, Mỹ kêu gọi kiềm chế, hạ nhiệt căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
08:22'
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Liên hợp quốc (LHQ) và Mỹ đã kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa để tránh leo thang căng thẳng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga ủng hộ thỏa thuận hạt nhân "công bằng" giữa Mỹ-Iran
08:10'
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định với người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian rằng Moskva sẵn sàng thúc đẩy đối thoại giữa Tehran và Washington nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân “công bằng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Iran, EU sẵn sàng khởi động đàm phán chính trị để cải thiện quan hệ song phương
08:30' - 06/05/2025
Iran và Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/5 tuyên bố sẵn sàng khởi động tiến trình đàm phán chính trị để giải quyết những bất đồng và mối quan tâm chung nhằm cải thiện quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhà báo New Zealand ấn tượng sâu sắc về đất nước con người Việt Nam
11:54' - 05/05/2025
Cuối tuần qua, trang tin The New Zealand Herald đã đăng tải bài viết của tác giả Cath Johnsen, khẳng định Việt Nam có một trong những nền văn hóa thân thiện nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Tỷ phú Warren Buffett: Mỹ không nên sử dụng thương mại như một vũ khí
09:35' - 05/05/2025
Nhà đầu tư, tỷ phú Warren Buffett mới đây đã lên tiếng phản đối chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, cho rằng nước Mỹ không nên sử dụng "thương mại như một vũ khí".
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ tầm nhìn táo bạo sau 100 ngày tại nhiệm
08:05' - 05/05/2025
Ông Trump đã đưa ra một loạt các tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương lai chính trị của mình.
-
Ý kiến và Bình luận
VCCI: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
11:30' - 04/05/2025
Theo VCCI, nhiều quy định tính thuế và điều kiện khấu trừ thuế đề ra theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) chưa hợp lý.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Canada cam kết cải tổ toàn diện nền kinh tế
09:05' - 03/05/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney khẳng định sẽ thực hiện cuộc cải tổ kinh tế lớn nhất của nước này kể từ sau Thế chiến Thứ II.