Tiêu thụ vải thiều ở Nhật Bản thuận lợi bất chấp dịch COVID-19
Ngày 26/5, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết sau một năm Nhật Bản mở cửa thị trường cho quả vải thiều của Việt Nam, tình hình xuất khẩu và tiêu thụ nông sản này đang có nhiều tiến triển thuận lợi bất chấp những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Tokyo, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản không cử chuyên gia sang giám sát trực tiếp khâu đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng.
Thay vào đó, phía Nhật Bản đã ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam thực hiện việc công việc này. Điều đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong khâu chuẩn bị xuất khẩu, tạo điều kiện cho quả vải thiều sang Nhật Bản được thuận lợi hơn.
Theo ông Minh, ngày 23/5, những lô vải đầu tiên của Việt Nam do công ty Sunrise Farm (Nhật Bản) ký kết với Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam đã cập cảng Nhật Bản. Trong vụ thu hoạch này, các công ty đầu mối xuất khẩu vải thiều của Việt Nam đã lên kế hoạch xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi sang Nhật Bản.
Để có được kết quả đó, năm nay, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã sớm triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh quả vải Việt Nam tại thủ đô Tokyo và nhiều địa phương của Nhật Bản như phối hợp với đầu mối nhập khẩu phía Nhật Bản phổ biến rộng rãi thông tin tới cộng đồng về chương trình mua vải theo hình thức trực tuyến, đồng thời tích cực kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư các công nghệ hiện đại giúp xử lý, bảo quản quả vải tươi hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông Minh khuyến cáo để tiếp tục đưa quả vải thiều vào thị trường này, trước tiên, phía Việt Nam “cần phải duy trì chất lượng quả vải sạch, đảm bảo giá thu mua, giá bán và giá xuất khẩu ổn định, đồng thời tích cực củng cố và đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường khó tính bậc nhất thế giới này”.
Theo ông Minh, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan ở trong nước cũng như các siêu thị và hệ thống phân phối tại Nhật Bản để đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới, giúp cho quả vải thiều được nhiều người Nhật Bản biết tới hơn nữa.
Việt Nam bắt đầu khởi động quá trình đàm phán với Nhật Bản về việc cho phép quả vải thiều tươi nhập khẩu vào thị trường này vào năm 2014.
Sau quá trình đàm phán khó khăn kéo dài hơn 5 năm, ngày 15/12/2019, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã gửi thư cho Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam vào thị trường nước này.
Tuy nhiên, MAFF yêu cầu quả vải thiều phải trải qua một quy trình kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt trước khi nhập khẩu.
Vào đầu tháng 6/2020, bất chấp các khó khăn do sự bùng phát của dịch COVID-19, với sự vận động quyết liệt của Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cùng với các cơ quan chức năng Việt Nam, một chuyên gia nông nghiệp của Nhật Bản đã được cử sang Việt Nam để giám sát khâu đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng, qua đó hoàn tất công đoạn cuối cùng theo quy định của Nhật Bản để quả vải thiều có đủ điều kiện nhập khẩu vào nước này./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Quảng bá hình ảnh đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản
14:06' - 26/05/2021
Với việc quảng bá hình ảnh quả vải thiều tươi tại thị trường Nhật Bản, mùa vụ năm nay, các công ty đầu mối dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi sang thị trường khó tính này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều
08:01' - 26/05/2021
Tỉnh Bắc Giang xây dựng và triển khai 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều trong điều kiện có dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Dự kiến tiêu thụ 12 tấn vải thiều Thanh Hà trên sàn Sendo
12:31' - 24/05/2021
Sendo dự kiến hỗ trợ tiêu thụ đến 12 tấn vải thiều trong đợt mở bán này gồm nhiều loại khác nhau với mức giá từ 18.000 đồng/kg cùng với 1.000 mã miễn phí vận chuyển tối đa 30.000 đồng/đơn hàng.
-
DN cần biết
Hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Hải Dương trên Gian hàng Việt trực tuyến
12:56' - 22/05/2021
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử là giải pháp đắc lực giúp người nông dân giải quyết được lượng hàng hóa ùn ứ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.