Quảng bá hình ảnh đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản
Bộ Công Thương cho biết, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong nước cũng như các hệ thống siêu thị, hệ thống phân phối tại Nhật Bản để đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh quả vải thiều Việt Nam tới người tiêu dùng nước này.
Theo Bộ Công Thương, sau một năm Nhật Bản chính thức mở cửa thị trường cho mặt hàng vải thiều tươi của Việt Nam, xuất khẩu và tiêu thụ quả vải tại thị trường Nhật Bản năm 2021 đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi.
Đặc biệt, ngày 23/5 vừa qua, những lô vải đầu tiên của Việt Nam do Công ty Sunrise Farm Nhật Bản ký kết với Công ty cổ phẩn Ameii Việt Nam đã cập cảng hàng không tại Nhật Bản và được nhiều người tiêu dùng tại đây đón nhận.
Quả vải thiều Việt Nam cũng đã gây được tiếng vang sau một năm xâm nhập thị trường Nhật Bản. Lần đầu tiên được ra mắt tại chuỗi siêu thị AEON vào tháng 6/2020, quả vải thiều đã được người tiêu dùng Nhật Bản và đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại đây lựa chọn. Nhiều người Nhật đã dành lời khen cho sự tươi ngon của quả vải Việt Nam và mua tặng gia đình, bạn bè. Bên cạnh đó, việc số lượng người Việt Nam tại Nhật Bản đang ngày càng gia tăng qua từng năm cũng góp phần nâng cao nhu cầu mua và ăn vải thiều tại Nhật. Câu chuyện về quả vải tươi được nhiều người dân Nhật Bản và người Việt Nam tại Nhật Bản trao đổi thường xuyên và trở thành “câu chuyện làm quà” trước khi trao đổi công việc chính.Một điểm thuận lợi nữa như theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm nay Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản không cử chuyên gia sang giám sát trực tiếp mà thay vào đó ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật phía Việt Nam thực hiện việc giám sát khử trùng vải thiều xuất khẩu. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí trong khâu chuẩn bị xuất khẩu, tạo điều kiện cho quả vải thiều sang Nhật Bản được thuận lợi hơn.
Với những kinh nghiệm, kết quả thu được sau năm đầu tiên xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân tại các vùng trồng vải lớn đã sớm có sự chuẩn bị cho mùa vụ năm nay. Chính vì vậy, tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã chỉ đạo gia tăng diện tích vùng sản xuất vải cũng như số lượng mã số vùng trồng được phép xuất khẩu sang Nhật Bản, trong khi các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu cũng tăng cường đầu tư các chi phí xử lý, bảo quản quả vải cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương cũng rất chủ động, hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến bán và xuất khẩu vải thiều. Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực kêu gọi các sàn giao dịch thương mại điện tử, các đầu mối thu mua trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài tham gia hoạt động giao thương trực tuyến với các đầu mối xuất khẩu tại các hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều do UBND tỉnh Hải Dương và tỉnh Bắc Giang tổ chức.Trong bối cảnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã sớm triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh quả vải Việt Nam tại thủ đô Tokyo và nhiều địa phương của Nhật Bản.
Cụ thể, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp với đầu mối nhập khẩu phía Nhật Bản phổ biến rộng rãi thông tin tới cộng đồng về chương trình mua vải theo hình thức trực tuyến; đồng thời tích cực kêu gọi các doanh nghiệp Nhật quan tâm đầu tư các công nghệ hiện đại giúp xử lý, bảo quản quả vải tươi hiệu quả hơn. Trong mùa vụ năm nay, các công ty đầu mối xuất khẩu vải thiều đã xây dựng kế hoạch xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi sang Nhật Bản. Cùng với đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản sẽ tiếp tục theo dõi thêm thông tin và cập nhật tình hình mua bán thực tế tại thị trường. Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, đây là thị trường nổi tiếng có các tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt, đồng thời người tiêu dùng đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm thực phẩm, nhất là đối với các sản phẩm nhập khẩu. Quả vải thiều Việt Nam đã trải qua hơn 5 năm đàm phán, nỗ lực đáp ứng các quy định khắt khe mới có thể được cho phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Do vậy, trước tiên phía Việt Nam cần phải duy trì chất lượng quả vải sạch, đảm bảo giá thu mua, giá bán và giá xuất khẩu ổn định; nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu quả vải thiều sang thị trường có những yêu cầu, quy định khắt khe nhất thế giới này./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dự kiến tiêu thụ 12 tấn vải thiều Thanh Hà trên sàn Sendo
12:31' - 24/05/2021
Sendo dự kiến hỗ trợ tiêu thụ đến 12 tấn vải thiều trong đợt mở bán này gồm nhiều loại khác nhau với mức giá từ 18.000 đồng/kg cùng với 1.000 mã miễn phí vận chuyển tối đa 30.000 đồng/đơn hàng.
-
DN cần biết
Hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Hải Dương trên Gian hàng Việt trực tuyến
12:56' - 22/05/2021
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử là giải pháp đắc lực giúp người nông dân giải quyết được lượng hàng hóa ùn ứ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00' - 22/05/2025
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08' - 22/05/2025
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07' - 22/05/2025
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.