Tìm chìa khóa mở cánh cổng Nhà Trắng
Thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ Joe Biden năm nay được đánh giá là “cơ hội vàng” để chủ nhân thứ 46 của Nhà Trắng củng cố vị thế, xóa bỏ những lo ngại về vấn đề tuổi tác, đồng thời chứng minh cho cử tri thấy rằng ông xứng đáng được lựa chọn để tiếp tục chèo lái con thuyền nước Mỹ trong 4 năm tiếp theo.
“Chúng ta đang đối mặt với thời khắc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đất nước. Mục đích của tôi hôm nay là thức tỉnh quốc hội, đánh động người dân Mỹ…”. Lời mở đầu bản thông điệp của Tổng thống Biden như lời nhắc nhở mạnh mẽ gửi đến người dân Mỹ về những thành tựu ông đã đạt được trong thời gian hơn 3 năm làm tổng thống.
Đó là 15 triệu việc làm mới được tạo ra, là tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong nửa thế kỷ, 16 triệu người Mỹ bắt đầu khởi nghiệp, 800.000 việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất và con số này vẫn đang tăng, tiền lương tiếp tục đi lên và lạm phát đã giảm từ 9% xuống còn 3%.
Ông cũng đề cập đến những thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình tại Nhà Trắng, như việc ban hành các đạo luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD để nâng cấp hệ thống đường sá, giao thông công cộng, đạo luật CHIPS và Khoa học đầu tư hàng tỷ USD cho việc sản xuất chip bán dẫn trong nước.
Tuy nhiên, như ngầm thừa nhận rằng người dân Mỹ vẫn còn hoài nghi về thành tích của chính quyền đương nhiệm, Tổng thống Biden đặc biệt hướng sự tập trung vào kế hoạch của ông cho nhiệm kỳ thứ hai nếu tái đắc cử. Kế hoạch này bao gồm việc dựa trên những nỗ lực hiện có để giảm giá thuốc kê đơn cùng cam kết duy trì Đạo luật chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng để đảm bảo bảo hiểm y tế cho người dân Mỹ.
Trong động thái được xem là nhằm làm nổi bật sự tương phản trực tiếp với chủ trương của đảng Cộng hòa, Tổng thống Biden dành một phần bài phát biểu để ủng hộ việc tăng thuế đối với các tập đoàn lớn và giàu có nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
Ông tuyên bố mức thuế tối thiểu doanh nghiệp sẽ được tăng lên ít nhất 21% và đề xuất mức thuế tối thiểu 25% đối với các tỷ phú ở Mỹ, điều mà ông cho rằng giúp chính phủ huy động được 500 tỷ USD trong 10 năm tới.
Phó Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Daniel Hornung nhận định với tuyên bố trên, ông Biden đã sử dụng thông điệp liên bang để nhấn mạnh chủ trương thúc đẩy các chính sách thuế nhằm đảm bảo “lợi ích của người lao động, chứ không phải các tỷ phú hay các tập đoàn lớn”.
Về đối ngoại, vấn đề tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine được Tổng thống Biden đưa lên đầu thông điệp, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với quốc gia Đông Âu này. Cách thức xử lý cuộc khủng hoảng ở Dải Gaza cũng được nhà lãnh đạo Mỹ đặc biệt đề cập đến với cam kết nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy việc đạt được một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas trong vòng ít nhất 6 tuần, qua đó giúp các con tin được trả tự do và giảm nhẹ cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Về quan hệ với Trung Quốc, ông Biden một lần nữa khẳng định quan điểm cạnh tranh nhưng không phải tìm kiếm xung đột với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đáng chú ý, kết thúc bản thông điệp, Tổng thống Biden đã đề cập trực diện vấn đề tuổi tác với tinh thần “lạc quan” vào khả năng lãnh đạo của ông. Ông nhấn mạnh: “Vấn đề mà đất nước chúng ta phải đối mặt không phải là chúng ta bao nhiêu tuổi mà là những ý tưởng của chúng ta đã bao nhiêu tuổi”.
rong bối cảnh các cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày “Siêu thứ Ba” dường như đã định hình màn tái đấu giữa ông và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa, Tổng thống Biden cũng tận dụng thông điệp liên bang để hướng sự chú ý của công chúng tới những khác biệt về chính sách giữa ông và đối thủ. Dù không nhắc trực tiếp đến ông Trump, song với việc đề cập đến cụm từ “người tiền nhiệm” tới 13 lần kèm theo những chỉ trích trên hầu hết các vấn đề, có vẻ Tổng thống Biden muốn thể hiện với cử tri rằng mình là sự lựa chọn “sáng suốt hơn”.
Giới quan sát cũng nhận định sự kiện ông Biden đọc thông điệp liên bang lần này mang hơi hướng của một cuộc vận động tranh cử, với những tràng vỗ tay tán dương từ các nghị sĩ đảng Dân chủ, trong khi bầu không khí ở các nghị sĩ đảng Cộng hòa lại rất căng thẳng. Sự chia rẽ càng được thể hiện rõ qua việc một số nghị sĩ đảng Cộng hòa thậm chí rời hội trường trong lúc ông Biden đọc thông điệp.
Trong phát biểu phản biện đại diện cho đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Katie Britt cho rằng ông Biden “mất kết nối” và không thấu hiểu được những vấn đề mà các gia đình Mỹ đang đối mặt.
Dù Tổng thống Biden đưa ra nhiều số liệu hùng hồn về những thành quả kinh tế trong nhiệm kỳ, song trên thực tế, không phải tất cả người dân đều có chung suy nghĩ đó. Sự “mất kết nối” được phản ánh qua cuộc thăm dò gần đây của hãng tin CNN, khi có tới 48% số người được hỏi cho rằng nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn đang suy giảm.
Ngoài ra, có tới 55% số người được hỏi cho rằng các quyết sách của ông Biden đã khiến điều kiện kinh tế trong nước trở nên tồi tệ hơn, trong khi chỉ 26% tin rằng các chính sách của ông giúp kinh tế cải thiện. Một số nhà kinh tế học cũng nhận định nền kinh tế Mỹ có thể vẫn chưa “ngấm” hết tác động từ các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thời gian qua.
Lý thuyết kinh tế thông thường cho thấy có thể phải mất tới 2 năm để biện pháp thắt chặt chính sách như vậy "ngấm" vào nền kinh tế, đồng nghĩa nền kinh tế có thể chịu áp lực giảm tốc trong năm nay. Đó là chưa kể tình trạng nợ chồng chất của chính phủ liên bang đang đặt ra rào cản đối với tăng trưởng kinh tế.
Nợ công của Mỹ đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 34.000 tỷ USD trong lịch sử và tiếp tục tăng, còn thâm hụt ngân sách liên bang đã lên tới hơn 500 tỷ USD trong 3 tháng đầu tiên của tài khoá 2024. Trong khi đó, các cuộc bỏ phiếu về dự luật ngân sách tại quốc hội thường xuyên bế tắc, đẩy chính phủ nhiều lần đứng trước nguy cơ đóng cửa.
Sự hoài nghi đối với cách xử lý của ông Biden trong các vấn đề đối ngoại cũng chưa được xua tan. Trong khi ông Biden trình bày thông điệp liên bang đề cập đến tăng cường viện trợ nhân đạo cho Palestine, hàng trăm người đã tụ tập gần tòa nhà quốc hội để phản đối chính sách của Mỹ đối với xung đột Gaza, kêu gọi Washington gây sức ép buộc Israel ngừng bắn. Giới phân tích cho rằng Mỹ đã không còn lợi ích gì trong việc ủng hộ Israel và chính sách của ông Biden có thể khiến đảng Dân chủ mất điểm trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sắp tới.
Có thể nói, qua thông điệp liên bang, Tổng thống Biden đã nỗ lực thể hiện sự nhiệt huyết và mạnh mẽ, cho thấy hình ảnh một nhà lãnh đạo luôn tràn đầy năng lượng, đủ sức đảm đương vị trí điều hành nước Mỹ trong 4 năm tới. Tuy nhiên, liệu những nội dung mà ông truyền tải có có phải là "chìa khóa" đưa Tổng thống Biden "trở lại" Nhà Trắng trong cuộc bầu cử cuối năm nay hay không, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
- Từ khóa :
- joe biden
- tổng thống mỹ
- mỹ
- bầu cử mỹ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Các thị trường hồi hộp chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ
16:55' - 08/03/2024
Thị trường đang hướng sự chú ý đến báo cáo việc làm của Mỹ, công bố lúc 20 giờ 30 phút ngày 8/3.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục gia tăng
15:50' - 08/03/2024
Cục Phân tích Kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại của nước này đã tăng 5,1% trong tháng Một vừa qua, lên 67,4 tỷ USD.
-
Kinh tế tổng hợp
Người phụ nữ Mỹ đầu tiên hoàn thành cuộc đua đi thuyền một mình vòng quanh thế giới
15:44' - 08/03/2024
Cole Brauer đã trở thành phụ nữ Mỹ đầu tiên chinh phục cuộc đua đi thuyền một mình vòng quanh thế giới không dừng nghỉ, không có hỗ trợ, hoàn thành 30.000 dặm (khoảng 48.000km) vượt biển sau 130 ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.