Tín chỉ carbon - Bài cuối: Tiêu chí cũ, đòn bẩy mới
Cho đến nay, còn nhiều doanh nghiệp chưa định hình được cần phải làm những gì để điều chỉnh phát thải hợp lý cho sản phẩm bán ra theo yêu cầu khách hàng nhưng đây là xu thế tất yếu nên tất cả đều phải khắc phục, tiếp tục thực hiện đúng tiêu chỉ để theo thị trường.
* Cải thiện doanh nghiệp
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2023, cả nước hiện có hơn 1.900 doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính và đáp ứng hạn ngạch phát thải theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/1/2022, về việc ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; trong đó, có các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam.Với số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu hiện nay vẫn còn ít và điều kiện xuất khẩu bắt buộc doanh nghiệp phải nâng tầm kiểm soát cơ chế điều chỉnh biên giới carbon trong mỗi sản phẩm xuất khẩu.
Theo Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, tùy theo hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp mà danh sách doanh nghiệp điều chỉnh biên giới carbon có thể tăng lên 3.000 doanh nghiệp vào cuối năm 2024, để đáp ứng được quy định về tín chỉ carbon của châu Âu.Quy định này tác động trực tiếp vào nhiều doanh nghiệp và nhiều ngành hàng, cho dù ngành chế biến xuất khẩu gỗ cũng đã có nhiều chuyển đổi trong công nghệ cũng như sử dụng năng lượng sinh khối thay cho năng lượng truyền thống cũng phải đối diện với nhiều thách thức không nhỏ cần được xử lý để đảm bảo hoạt động sản xuất.
"Vấn đề mấu chốt trong cuộc chơi điều chỉnh biên giới carbon phụ thuộc vào nhận thức của doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu. Do đó, số lượng doanh nghiệp tham gia vào điều chỉnh carbon có tăng lên hay không, là sự điều chỉnh, chuyển đổi sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Sau thời gian châu Âu đưa ra cơ chế này, có 3 nhóm ngành lớn bị tác động là nông lâm ngư nghiệp, sản xuất và logistics.Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhóm nông lâm ngư đi nhanh hơn so với các mô hình khác. Hiện nay cũng đã có những mô hình được thẩm định bởi quốc tế và được cấp chứng chỉ tín chỉ carbon như mô hình trồng lúa phát thải thấp, mô hình cà phê phát thải thấp, hay câu chuyện của ngành tôm", bà Thủy cho biết thêm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ, hiện nay người tiêu dùng thế giới không chỉ mua sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam mà còn mua cách làm ra sản phẩm đó. Bấy lâu nay nông dân Việt Nam cũng dần có sự thay đổi trong tư duy sản xuất, chẳng hạn như sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc,… qua các chứng nhận GlobalGAP hoặc các chứng nhận của từng thị trường cụ thể.Tất nhiên không phải thị trường nào cũng đều như vậy. Nhưng cần phải hiểu đòi hỏi của từng thị trường, để quản lý Nhà nước có định hướng đưa nông sản xuất khẩu đi xa hơn, vào các thị trường cao cấp, dần dần phải có tín chỉ carbon, dán nhãn sinh thái, organic....
* Tập trung nguồn lực
Đáp ứng yêu cầu thị trường và duy trì sức sản xuất là hướng đi doanh nghiệp phải thực hiện để phát triển bền vững. Là một trong những ngành hàng có tỷ trọng xuất khẩu đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp ngành hàng chế biến và xuất khẩu gỗ hiện đang tập trung nguồn lực để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh biên giới carbon trong sản xuất. Theo ông Trần Đức Trí Quang, Giám đốc Dữ liệu FPT IS, Tập đoàn FPT, doanh nghiệp ngành gỗ phải tiếp cận quy trình để tạo ra tín chỉ carbon đáp ứng cho sản xuất, đó là đánh giá phát thải cơ sở 3 năm trước khi thực hiện dự án, đánh giá giảm thải và ước tính tín chỉ từ năm 2, đánh giá tính khả thi, hoàn thành đăng ký, đánh giá độc lập...Trong số đó, điểm khởi đầu bắt buộc là giá trị phát thải cơ sở 3 năm trước khi thực hiện dự án. Ví dụ, công đoạn dán/ép gỗ hay công đoạn xử lý rác thải từ quá trình sản xuất.
Dù là thống kê công đoạn nào, nhất thiết có 3 việc tuân theo quy trình ISO 14064-1:2018; hai là phạm vi phát thải theo GHG protocol (tên bộ công cụ hướng dẫn tính toán và quản lý lượng phát thải khí nhà kính); chỉ số phát thải cơ bản theo IPCC (Hướng dẫn của ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu).Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tiến hành áp dụng phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm (LCA) theo tiêu chuẩn ISO 14040, 14044 và 14067. Từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được 2 mục tiêu giảm phát thải và tối ưu sản xuất.
Chuyển đổi xanh và điều chỉnh biên giới carbon đang là vấn đề cấp bách của doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, doanh nghiệp gỗ nói riêng. Đến năm 2027, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bắt buộc phải hoàn thiện quy trình điều chỉnh carbon này, mới có thể đưa hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn giảm phát thải khí nhà kính vào châu Âu và Mỹ.Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách quản lý, sử dụng công cụ, vật liệu thân thiện hơn với môi trường. Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu gỗ, nên chắc chắn được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi xanh.
Doanh nghiệp nào đi tiên phong trong chuyển đổi xanh sẽ có nhiều cơ hội hơn, tiếp cận sớm hơn với nguồn vốn quốc tế. Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam duy trì và gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ trên thị trường quốc tế.Ngoài ra, khi chuyển đổi thành công, doanh nghiệp có cơ hội lớn để từng bước tham gia vào thị trường carbon thông qua việc cung cấp tín chỉ carbon, tạo thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp, bởi nhu cầu tín chỉ carbon trên thế giới đang ngày càng lớn.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Livestream quảng bá sản phẩm nông nghiệp xanh
16:02' - 04/04/2024
Sáng 4/4, phiên livestream quảng bá các sản phẩm nông nghiệp xanh, sản phẩm OCOP, điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đã được tổ chức.
-
Bất động sản
Vay thế chấp xanh - lối ra cho thị trường bất động sản
07:37' - 04/04/2024
Ngân hàng Tiết kiệm (Sberbank) - ngân hàng lớn nhất của Nga đã bắt đầu tiếp nhận đơn đăng ký chương trình vay tiền mua căn hộ ở các tòa nhà ở đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng xanh - “Vay thế chấp xanh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bà Rịa-Vũng Tàu cần tiên phong dẫn dắt xu thế chuyển đổi xanh
12:58' - 30/03/2024
Phó Thủ tướng đề nghị Bà Rịa-Vũng Tàu cần trở thành địa phương tiên phong dẫn dắt xu thế chuyển đổi xanh của cả nước với các tiềm năng về điện gió, điện mặt trời và điện nền từ khí.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.