Tín dụng lãi suất thấp: Tiếp cận dễ hay khó?
Trong lúc dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp do tác động của dịch bệnh thì Chính phủ cùng một số bộ, ngành liên tục đề xuất nhiều gói cứu trợ để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Vấn đề là chính sách đã đáp ứng đầy đủ, chính xác nhu cầu và giúp người dân dễ dàng tiếp cận hay chưa? Phóng viên TTXVN đã ghi nhận và tổng hợp một số ý kiến về vấn đề này.
Bà Ngô Thu Hằng, Tổng giám đốc Trung tâm Đăng Kiểm Bách Việt
Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, tình hình bão lũ xảy ra liên miên ở nhiều tỉnh, thành phố ở khu vực miền Trung đang gây nhiều thiệt hại, tổn thất đối với không chỉ các địa phương, mà còn tác động tới hầu hết cộng đồng doanh nghiệp trong nước....
Nhu cầu về tài chính, tín dụng nhằm phục hồi sản xuất, tập trung thúc đẩy những ngành nghề sản xuất trực tiếp và tạo việc làm cho người lao động đang rất bức thiết.
Tôi từng chứng kiến một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhiều hộ gia đình mất trắng cơ nghiệp. Huy động nhiều trăm triệu đồng từ vay ngân hàng để nuôi thả con giống; xây dựng chuồng trại chăn nuôi; tạo dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất… nhưng bão lũ về đã cuốn trôi hết. Còn lại nợ nần chất chồng và nhiều gia đình chịu cảnh khánh kiệt.
Trước bão lũ, chúng tôi cũng nghe nói về các gói cứu trợ giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, hay mới đây là chủ trương tăng cường cho vay tín dụng lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và các gói tín dụng vẫn không hề dễ dàng.
Nhiều gia đình, hộ sản xuất cũng không đủ kiến thức, nhận thức để thực thi hết các quy trình, thủ tục theo yêu cầu của các cơ quan sở ngành để được nhận hỗ trợ.
Chúng tôi cần những điểm tựa niềm tin về chính sách của Nhà nước, cần sự đồng cảm, chia sẻ của các cấp, ngành, các hiệp hội và kể cả các doanh nghiệp đồng cảnh.
Ông Nguyễn Đức Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty Vietnambuildings, Chủ tịch PAC
Năm 2020 là một năm khó khăn, căng thẳng với nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước và đương nhiên, các doanh nghiệp không thể nằm ngoài vòng xoáy ấy. Dịch bệnh, thiên tai và cả áp lực về cạnh tranh kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp lao đao.
Về nhu cầu vốn, thực sự, doanh nghiệp khát vốn là hiện trạng đương nhiên. Nhất là khi toàn bộ khối doanh nghiệp đang cạn kiệt nguồn lực do dịch bệnh kéo dài, tác động trực tiếp, gián tiếp tới nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế tới mức hàng loạt doanh nghiệp phải dừng hoạt động, phải phá sản….
Chuyện chiếm dụng vốn lẫn nhau, nợ đọng không có khả năng thu hồi, lại thêm thị trường hàng hóa chậm lưu thông khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại vay ngân hàng lại gánh thêm nợ nần. Co cụm, để bảo toàn lực lượng là tâm thế của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh (HIFC)
Chủ trương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay là đúng định hướng, thay vì để nền kinh tế ngưng trệ, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí bị đẩy tới “đường cùng” và đương nhiên người lao động có thể chịu cảnh mất việc làm hàng loạt.
Qua thực tiễn quan sát, những công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thường có quy mô lớn, gồm nhiều đối tác hợp doanh, góp vốn nên khó khăn kinh tế của đơn vị này có thể dẫn tới nguy cơ tác động liên đới hay ảnh hưởng gián tiếp tới đơn vị kia và kể cả kết quả thực hiện cũng sẽ bị chậm tiến độ theo.
Vì lẽ đó, ngành tài chính, ngân hàng nên xem xét, điều tiết nguồn lực, giải quyết chế độ cho vay đối với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư theo hướng “hỗ trợ” là cơ bản.
Tôi vẫn được nghe sự phản ánh từ nhiều đơn vị về việc phải vay, tìm nguồn vốn cho vay với lãi suất khoảng 10%. Như vậy là không hề thấp, nếu không muốn nói là rất nặng gánh cho doanh nghiệp.
Bởi, các dự án công trình hạ tầng thường thu hồi vốn chậm, thủ tục thanh lý hợp đồng phức tạp, phải thông qua nhiều cấp ngành…
Nếu muốn tận dụng cơ hội và quãng thời gian này để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo bước đệm và bàn đạp cho nền kinh tế có bước nhảy vọt khi thời cơ tới, nhất là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thì theo tôi, Chính phủ cần một giải pháp tổng thể về cơ chế tín dụng cho các công trình, dự án hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Từ đó mới mong giải ngân nhanh chóng nguồn vốn đầu tư công, sớm tạo diện mạo mới về bộ mặt hạ tầng cơ sở của nhiều địa phương, cũng như sử dụng được hiệu quả các nguồn lực khác được huy động từ xã hội./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
SHB hỗ trợ 3.000 tỷ đồng cho khách hàng vay vốn, bán hàng trên Amazon
07:24' - 04/11/2020
Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), ông Vũ Tuấn Anh cho biết, ngân hàng sẽ hỗ trợ gói tín dụng 3.000 tỷ đồng cho khách hàng vay vốn để bán hàng trên Amazon.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giải cơn khát vốn cho hợp tác xã
12:23' - 01/11/2020
Nhiều chính sách hỗ trợ về vốn thời gian qua đã góp phần thúc đẩy mô hình hợp tác xã kiểu mới áp dụng theo Luật Hợp tác xã năm 2012 phát huy hiệu quả cả về số lượng và chất lượng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
17:53' - 31/10/2020
Bộ Công Thương đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; trong đó bao gồm cả phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát "hạ nhiệt", ECB có thể hạ lãi suất lần thứ 4
18:55' - 29/11/2024
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 12 tới để hỗ trợ nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vốn đang có dấu hiệu chững lại.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU xác nhận dành cho Ukraine khoản vay 19 tỷ USD
09:09' - 29/11/2024
Trên mạng xã hội X, quan chức cấp cao của EU Valdis Dombrovskis nhấn mạnh ông đã ký biên bản ghi nhớ với Kiev về khoản vay 18,1 tỷ euro để giúp Ukraine trang trải các nhu cầu cấp bách.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng
21:54' - 28/11/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông báo tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
-
Tài chính & Ngân hàng
“Cầm cương” lạm phát – Fed đối mặt với thách thức
16:16' - 28/11/2024
Số liệu mới về lạm phát tại Mỹ đang không đi theo hướng mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mong muốn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng euro chao đảo, báo hiệu bất ổn thị trường toàn cầu
16:00' - 28/11/2024
Đồng euro đang hướng đến tháng mất giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2022, khiến các nhà phân tích lo ngại rằng sự biến động tiền tệ có thể gây ra bất ổn thị trường toàn cầu tiếp theo.
-
Tài chính & Ngân hàng
ADB và Mastercard hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
15:26' - 28/11/2024
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo đã ký biên bản ghi nhớ với Quỹ Tác động Mastercard để hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Kịp thời điều chỉnh những vấn đề thuế phát sinh trong thực tiễn
13:16' - 28/11/2024
Đại biểu Quốc hội nhìn nhận sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là rất kịp thời và cần thiết để đảm bảo thu ngân sách nhà nước, kịp thời điều chỉnh những vấn đề thuế phát sinh trong thực tiễn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng ruble trượt qua ngưỡng 110 ruble/USD
13:05' - 28/11/2024
Ngân hàng trung ương Nga cho biết họ đã quyết định không mua ngoại tệ trên thị trường trong nước từ ngày 28/11 đến hết năm nay nhằm giảm sự biến động của thị trường tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Số liệu mới về lạm phát củng cố thêm điều kiện để BoJ tăng lãi suất
07:52' - 28/11/2024
Ông Seisaku Kameda, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của BoJ nhận định lạm phát ngành dịch vụ đang lan rộng hơn, mặc dù đà tăng không mạnh như BoJ gợi ý.