Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
Theo trang theedgemalaysia.com, tính đến ngày 16/5, Mỹ đã chính thức mất mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia “AAA” của cả 3 tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới, do những lo ngại ngày càng tăng về các vấn đề liên quan đến tài chính và quản trị. Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong thị trường tài chính toàn cầu khi nền kinh tế lớn nhất thế giới không còn được bất kỳ tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nào coi là một trong những quốc gia có uy tín tín dụng tốt nhất.
Theo Tiến sĩ Lim Kok Tiong, chuyên gia kinh tế tài chính và tín dụng độc lập tại Malaysia, xếp hạng AAA của Moody's, Standard & Poor's (S&P) và Fitch xác nhận mức độ tín nhiệm cao nhất, qua đó cho phép các quốc gia trong hạng này vay với lãi suất thấp, đồng thời phản ánh sự tin tưởng của nhà đầu tư vào khả năng trả nợ. Việc mất xếp hạng này không chỉ mang tính biểu tượng, mà còn báo hiệu những nghi ngờ nghiêm trọng về năng lực quản lý tài chính hiệu quả và đáng tin cậy của Chính phủ Mỹ trong việc thanh toán các khoản nợ.
Lòng tin suy giảm dầnViệc hạ cấp trên không phải là cú sốc đột ngột mà là đỉnh điểm của hơn một thập kỷ xói mòn tài chính tại Mỹ. S&P là tổ chức đầu tiên hành động, hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào ngày 5/8/2011 do sự gia tăng bất ổn chính trị, chính sách thắt chặt tiền tệ liên quan đến việc tăng trần nợ công và chính phủ thiếu các kế hoạch đáng tin cậy để kiểm soát thâm hụt tài chính.
Tiếp theo là hành động của tổ chức Fitch vào ngày 1/8/2023, trong đó nêu ra những lo ngại tương tự, đặc biệt là tình trạng bế tắc chính trị cố hữu và gánh nặng nợ công ngày càng tăng. Tại thời điểm đó, nợ quốc gia của Mỹ đã lên tới 33.000 tỷ USD, khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bất ổn.
Cuối cùng là vào ngày 16/5/2025, tổ chức Moody's đã hạ cấp xếp hạng AAA của Mỹ, do 3 nguy cơ chính là khoản nợ công 36.000 tỷ USD, chi tiêu công kém hiệu quả và thể chế bị suy yếu, đặc biệt là trong việc lập kế hoạch và chi tiêu tài chính. Với động thái này, Mỹ đã chính thức rời khỏi nhóm được xếp hạng tín dụng cao nhất.
Hậu quả toàn cầu khi một siêu cường bị hạ cấp tín nhiệmNhững tác động của việc hạ cấp này đã vượt xa khỏi lãnh thổ Mỹ. Là một trụ cột trong hệ thống tài chính toàn cầu, Mỹ đóng vai trò trung tâm trên thị trường vốn thông qua vị thế của đồng USD và trái phiếu. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công toàn cầu dự kiến sẽ đạt 100.000 tỷ USD vào cuối năm 2024, riêng Mỹ chiếm 36%, ở mức 36.000 tỷ USD.
Nguy cơ vỡ nợ, chậm thanh toán lãi hay gốc sẽ gây ra tình trạng gián đoạn nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu, với những cú sốc trên thị trường trái phiếu, cổ phiếu và tiền tệ. Các quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu của Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Luxembourg, Quần đảo Cayman, Canada, Bỉ, Ireland, Pháp và Thụy Sĩ, những quốc gia nắm giữ 14% tài sản, đạt 5.200 tỷ USD, sẽ dễ bị tổn thương nhất.
Đồng USD hoặc trái phiếu của Mỹ sẽ không còn được xem là nơi trú ẩn an toàn nhất nữa. Trong thời gian tới, các quốc gia trên thế giới có thể sẽ nghiên cứu những biến động của thị trường và đánh giá lại các tiêu chuẩn về loại tài sản được coi là nơi trú ẩn an toàn.
Tương lai của đồng USDNhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn. Sự bất ổn phát sinh có thể gây ra tình trạng phân mảnh thị trường vốn toàn cầu, xóa bỏ chuẩn mực chung cho tài sản không rủi ro. Các nhà đầu tư có thể ngày càng chuyển sang các loại tiền tệ và công cụ thay thế, như đồng euro, đồng yên, đồng franc Thụy Sĩ hoặc thậm chí là trái phiếu chính phủ từ các thị trường mới nổi song có chính sách thận trọng về mặt tài chính.
Các khu vực châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh có thể sẽ đẩy nhanh nỗ lực phi USD hóa. Ngoài ra, với sự hoài nghi ngày càng tăng về sự ổn định chính trị và trách nhiệm tài chính của Mỹ, các ngân hàng trung ương và các quỹ đầu tư quốc gia có thể cắt giảm lượng tài sản Mỹ đang nắm giữ và giảm dự trữ đồng USD. Những điều chỉnh này có thể làm tăng lãi suất của Mỹ và hạn chế khả năng thanh khoản toàn cầu, khiến chi phí tài trợ cho các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trở nên tốn kém hơn.
Các quốc gia được coi là ổn định về kinh tế và chính trị, với các thể chế tài chính mạnh, có thể hưởng lợi từ việc phân bổ lại vốn này. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia phụ thuộc vào vay nợ nước ngoài, có thể phải đối mặt với tình trạng tín dụng bị thắt chặt, biến động tỷ giá hối đoái và áp lực lạm phát gia tăng. Thị trường bất động sản, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và lợi suất trái phiếu chính phủ đều có thể bị ảnh hưởng.
Tin liên quan
-
Tài chính
Moody's nâng triển vọng của nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone
09:43' - 01/06/2025
Việc Moody's xác nhận xếp hạng Baa3 dựa trên nền kinh tế lớn của Italy, cùng với các thể chế và năng lực quản trị hiệu quả so với các quốc gia cùng xếp hạng.
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới đi lên sau động thái của Moody's
07:18' - 20/05/2025
Giá vàng thế giới đã tăng trong phiên 19/5 do đồng USD yếu hơn và nhu cầu tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Chính phủ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Moody's: Mexico bị ảnh hưởng nặng nhất bởi chính sách thuế mới của Mỹ
11:05' - 22/01/2025
Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's, Mexico là quốc gia Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách áp thuế mới của Mỹ, khiến nền kinh tế nước này chỉ đạt tăng trưởng 0,6% trong năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.