Tinh gọn bộ máy - Khẩn trương, quyết liệt trong chỉ đạo của Tổng Bí thư
Ngày 5/12/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ được tổ chức vào tháng 2/2025.
Mọi việc diễn ra rất khẩn trương, trong vòng hai tháng, kể từ khi “cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức nhà nước” được phát động đến khi đề án sắp xếp lại bộ máy phải được hoàn thành.
Đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm theo phương châm “vừa chạy vừa xếp hàng”, “thời gian không chờ đợi”, “phải làm ngay, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước”, “Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu". Các “từ khóa” nổi bật trong các bài phát biểu của Tổng Bí thư thời gian qua là “cách mạng”, “quyết liệt”, “khẩn trương”, “quyết tâm cao”, “cấp thiết”, “mạnh mẽ”, “làm nhanh”, “nỗ lực phi thường”, “cố gắng vượt bậc”… Ngày 31/10/2024, phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội, đồng chí Tổng Bí thư gọi việc tinh gọn bộ máy là "cuộc cách mạng" và phải được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, đến từng chi bộ, đảng viên thực hiện. Tổng Bí thư nêu rõ: Từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn. Hiện nay chúng ta mới làm từ dưới lên như xã, huyện, còn việc sáp nhập tỉnh thì chưa làm tới.Chúng ta mới thực hiện việc sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ, ngành còn Trung ương thì chưa làm. Trung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Không có bộ thì tỉnh không có sở, huyện không có phòng. Không tinh gọn bộ máy thì không phát triển được.
Hiện nay, ngân sách đang chi khoảng 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy thì sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội… Ít nhất phải có trên 50% ngân sách để phục vụ các nhiệm vụ trên. Chúng ta không thể tăng lương, vì tăng lương trong khi bộ máy khổng lồ thì khoản chi sẽ lên đến 80-90% ngân sách, không còn tiền để làm các hoạt động khác. Bộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển.
Tiếp đó, ngày 5/11, Tổng Bí thư viết bài chỉ đạo về việc xây dựng lại hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”. Bài viết nêu rõ: Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chúng ta đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, nhận thức và hành động của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động chưa quyết liệt. Những tồn tại, hạn chế, sự chậm chạp, thiếu quyết liệt trong thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển… Thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo Đảng và 100 năm thành lập nước không còn xa, để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tổng Bí thư chỉ đạo: Phải tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, gắn với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh. Ban hành quy định về khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở từng cấp, từ Trung ương tới cơ sở, từng loại hình để chủ động rà soát, xác định có thể bố trí ngay. Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ. Sáu ngày sau, ngày 11/11/2024, tại trụ sở Trung ương Đảng, làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng của Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư yêu cầu khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, thống nhất về tư tưởng của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, hy sinh của từng cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tất cả vì sự phát triển của đất nước. Đồng chí gắn cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy nhà nước với việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, trong đó chú trọng công tác thẩm định, đánh giá cán bộ; tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, cán bộ cấp cơ sở; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung làm động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Tiếp theo, ngày 25/11/2024, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn. Thời gian không chờ đợi. Còn nhiều việc chưa làm được, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn cồng kềnh nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, chức năng, nhiệm vụ còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn. Bộ Chính trị đã thống nhất về quyết tâm chính trị mạnh mẽ để tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trước hết là các cơ quan Trung ương. Xác định đây là công việc phải làm nhanh, sớm hoàn thành trước Đại hội Đảng lần thứ XIV. Tổng Bí thư chỉ rõ: Ngay sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị các công việc đã được triển khai rất tích cực với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW để ban hành Quy chế hoạt động phân công trách nhiệm, kế hoạch thực hiện hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, theo đề cương và có định hướng cụ thể. Mới đây, ngày 1/12/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện nghị quyết 18; báo cáo tình hình kinh tế xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế phát triển. Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo: “Hiện nay đã là thời điểm, thời cơ, là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là không thể chậm trễ hơn được nữa. Đây là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh, đôi khi chúng ta phải uống thuốc đắng, phải chịu đau để phẫu thuật khối u”.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu kỹ chế độ, chính sách cho cán bộ dôi dư khi tinh gọn bộ máy
17:15' - 07/12/2024
Hiện Bộ Nội vụ đang đánh giá tác động, nghiên cứu nhiều chiều, kỹ lưỡng để làm sao đảm bảo tính khả thi của chính sách sau khi ban hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Cập nhật Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
19:17' - 06/12/2024
Điểm đáng chú ý trong Kế hoạch này là Ban Chỉ đạo thống nhất duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong).
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động
11:38' - 06/12/2024
Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.