Tình hình xuất khẩu đáng lo ngại của Hong Kong (Trung Quốc)
Văn phòng Thống kê Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) công bố số liệu cho thấy giá trị hàng hóa xuất khẩu trong tháng 7/2022 của Hong Kong đã giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước, với biên độ sụt giảm nới rộng thêm 2,5 điểm phần trăm so với tháng trước đó, thấp hơn kỳ vọng của thị trường.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 10,7%, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và Anh lần lượt giảm 15,8%, 17,5% và 29,2%.Nguyên nhân chủ yếu khiến kết quả xuất khẩu của Hong Kong sa sút là do môi trường kinh tế bên ngoài tiêu cực và hoạt động vận chuyển đường bộ xuyên biên giới tiếp tục bị dịch bệnh cản trở.
Triển vọng thời gian tới cho thấy môi trường bên ngoài chưa nhìn thấy dấu hiệu cải thiện nhanh chóng, nên tình hình xuất khẩu vẫn rất đáng lo ngại, nhìn chung ngành xuất khẩu vẫn phải tiếp tục trải qua những ngày tháng khó khăn. Đối diện với nhiều thách thức, chính quyền Hong Kong tuyên bố sẽ có nhiều hỗ trợ thực chất hơn, nhưng giới doanh nghiệp cần ứng phó linh hoạt thì mới có thể vượt qua khó khăn, vững tin vào tương lai. Hơn hai năm qua, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu với tư cách là “cỗ xe tam mã” của kinh tế Hong Kong đều hứng chịu những cú sốc nhất định. Chỉ riêng về xuất khẩu, dưới tác động dai dẳng của dịch bệnh, hoạt động vận chuyển đường bộ giữa Hong Kong và Trung Quốc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, vận chuyển hàng hóa không thông suốt. Bên cạnh đó, các nền kinh tế tiên tiến bao gồm Mỹ đã thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát cũng làm suy yếu đáng kể nhu cầu toàn cầu, đồng thời tình hình dịch bệnh và cuộc xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na) làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu, sự cộng hưởng của những nhân tố này đã gây ra rắc rối lớn cho nền kinh tế nhỏ nhưng có độ mở cao như Hong Kong. Về khách quan, những yếu tố khó khăn nói trên đều không dễ khắc phục, tuy nhiên càng khó khăn thì càng cần phải ứng phó linh hoạt để hạ thấp tối đa những tác động đối với lĩnh vực xuất khẩu. Trên thực tế, biện pháp đơn giản nhất chính là phải kiên trì chống dịch hiệu quả hơn. Đối diện với tình hình dịch bệnh gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và có thể vượt qua mốc 10.000 ca/ngày trong ngắn hạn, có lẽ mỗi người dân tại Hong Kong cần phải có cảm giác bức bách, đồng tâm hiệp lực dốc sức để kiểm soát ổn định dịch bệnh. Chỉ như vậy mới có thể có không gian và điều kiện lớn hơn để nới lỏng chính sách, nối lại vận chuyển đường bộ xuyên biên giới với Trung Quốc thuận tiện hơn, thậm chí là phục hồi hoàn toàn thông quan miễn xét nghiệm. Đây có lẽ là “chiếc chìa khóa” đặc biệt để các doanh nghiệp thương mại của Hong Kong bứt phá trở lại. Về dài hạn, ngành xuất khẩu Hong Kong có nhiều cơ hội hơn để “phòng ngừa rủi ro” từ các ảnh hưởng tiêu cực như tăng lãi suất và tình hình địa chính trị bên ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng gắn liền với sự nỗ lực từ phía chính quyền và giới doanh nghiệp. Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong thời gian tới có thể tổ chức nhiều hơn các hội chợ triển lãm xuất khẩu để quảng bá thương hiệu Hong Kong ra thế giới. Động lực lớn hơn để phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu Hong Kong nằm ở việc triển khai “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”, sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) và kế hoạch xây dựng “Vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau” (GBA). Thậm chí, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng cung cấp cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Hong Kong. Bên cạnh đó, bản thân giới doanh nghiệp cũng phải tự cường. Các doanh nghiệp thương mại của Hong Kong luôn đối diện với vấn đề chi phí lao động cao, đổi mới công nghệ chậm. Các giải pháp có thể là nhập thiết bị mới, nâng cấp công nghệ để thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng công nghệ cao hơn, hiệu quả cao hơn và có sức cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt với các sản phẩm mới liên tục xuất hiện, các doanh nghiệp thương mại Hong Kong cần sử dụng các biện pháp truyền thông mới để thúc đẩy quảng bá, nâng cao sức hút của sản phẩm. Tích cực nỗ lực, biết cách di chuyển linh hoạt vốn là “công thức thành công” của Hong Kong trong quá khứ, đây là một phần quan trọng của “tinh thần núi Sư Tử”. Có thể nói, nếu nhìn vào mặt tích cực thì những khó khăn hiện nay đối với kinh tế Hong Kong chỉ là ngắn hạn, giới doanh nghiệp Hong Kong có thể chuyển thách thức thành cơ hội trong thời đại hậu dịch bệnh để phát huy vai trò lớn hơn trong bản đồ kinh tế thương mại Trung Quốc và quốc tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hong Kong (Trung Quốc) cân nhắc siết chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19
16:50' - 25/08/2022
Chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đang cân nhắc siết chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mới tại vùng lãnh thổ này tăng cao.
-
Kinh tế và pháp luật
Hong Kong (Trung Quốc) triệt phá mạng lưới lừa đảo việc làm ở nước ngoài
16:32' - 21/08/2022
Theo cảnh sát, 22 nạn nhân bị cho là đã mắc bẫy, hiện đang ở Campuchia và Myanmar trong đó 9 người không liên lạc với người thân hay cảnh sát Hong Kong.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) trước thách thức kinh tế: Cần giải pháp đột phá
05:30' - 13/08/2022
Tăng trưởng kinh tế của Hong Kong (Trung Quốc) trong năm nay có thể sẽ giảm từ 1% đến 2%, điều này cho thấy kinh tế Hong Kong đang đối mặt với sóng gió, con đường phục hồi sẽ còn nhiều chông gai.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00'
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44'
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.