TNG tìm kiếm động lực tăng trưởng mới
Khả năng tận dụng EVFTA chưa rõ ràng
Từ khi thành lập, hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán: TNG) là gia công hàng may mặc theo phương thức FOB 1 và CMT, xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường chính như Mỹ và EU, đóng góp trên 95% doanh thu của doanh nghiệp. Theo phương thức này, TNG sẽ nhận vải từ bên đặt hàng (phương thức CMT) hoặc mua vải từ nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định (phương thức FOB cấp 1).
Với quy tắc xuất xứ “Từ vải trở đi” của EVFTA quy định để được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp phải sử dụng vải được sản xuất tại Việt Nam hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện TNG đang nhập khẩu 60% nguyên liệu từ các nước, gồm 50% từ Trung Quốc (50%), 10% từ Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc). Về phía TNG chưa có ý định tự sản xuất vải do hoạt động sản xuất vải khác hoàn toàn với hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Theo phân tích của nhóm chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), đối với các doanh nghiệp gia công như TNG, việc chuyển đổi sang nhà cung cấp khác phụ thuộc hoàn toàn vào việc đàm phán với bên đặt hàng. Đây là câu chuyện cân bằng lợi ích của việc cắt giảm thuế quan từ EVFTA và chi phí tăng thêm từ việc tìm kiếm nhà cung cấp để thay thế cho các nhà cung cấp vải giá rẻ ở Trung Quốc mà TNG cần tính toán.
Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc ở các thị trường Mỹ và EU gặp khó khăn, nhiều khách hàng đã xin hoãn thời gian thanh toán. Tại thời điểm 30/9/2020, khoản phải thu khách hàng của TNG tăng rất mạnh so với đầu năm 2020 lên gần 758 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cuối năm 2019.
FPTS khuyến nghị, TNG cần đánh giá tình hình tài chính của khách hàng định kỳ để phòng tránh rủi ro khoản phải thu khi các khách hàng đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
Trước đó, trường hợp của Công ty cổ phần May Sông Hồng, việc đối tác Mỹ là New York & Company nộp đơn phá sản khiến cho doanh nghiệp mất đi đơn hàng lớn, ảnh hưởng đến khoản trích lập dự phòng phải thu nói riêng và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
Mở rộng thị trường nội địa
Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, thị trường bán lẻ hàng may mặc ở nội địa vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép (CARG) trong giai đoạn 2020 – 2024 ước đạt 12%/năm.
Thực tế, từ năm 2016, TNG bắt đầu khai thác thị trường nội địa với các sản phẩm thời trang mang thương hiệu TNG theo phương thức ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất). TNG ghi nhận tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này khá cao, khoảng 40%, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng gia công xuất khẩu chỉ khoảng 17 - 18%.
Tuy nhiên, do doanh nghiệp tự phân phối sản phẩm nên các chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng cao khiến cho lợi nhuận của mảng này hiện mới chỉ ở mức hòa vốn.
Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu bán lẻ thời trang ở thị trường nội địa là thách thức lớn đối với thương hiệu non trẻ như TNG. Hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn TNG Fashion (TNGF)- một công ty con của TNG từ 42 cửa hàng/đại lý bán lẻ khi mới ra mắt vào năm 2016 đã giảm còn 32 cửa hàng/đại lý đến thời điểm hiện tại; đồng thời, tỷ trọng đóng góp của mảng này trong tổng doanh thu giai đoạn 2017 – 2019 cũng chỉ duy trì quanh mức 4%.
Mặc dù chưa thể là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng các chuyên gia của FPTS vẫn đánh giá, đây cũng là điểm tạo nên khác biệt của TNG so với phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ chuyên may gia công hàng may mặc trong bối cảnh hiện nay.
Năm 2020, TNG đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 4.600 tỷ đồng và lãi sau thuế 230 tỷ đồng, tương đương năm 2019. Đến thời điểm 30/9/2020, công ty hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận.
Tình hình đơn hàng các tháng cuối năm 2020, TNG cho biết hiện doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng để sản xuất đến hết năm 2020 và đang tiếp tục nhận đơn hàng cho quý I-II/2021.
Trước đó, Hội đồng quản trị TNG vừa thông qua Nghị quyết thành lập chi nhánh TNG Eco Green chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và môi giới bất động sản, hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, xây lắp công trình cấp, thoát nước...
Nhờ vậy, cổ phiếu TNG có xu hướng tăng, mức giao dịch 16.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 18/12), với khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên hơn 2.626.000 triệu cổ phiếu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Ký kết thỏa thuận cộng gộp xuất xứ sản phẩm dệt may với Hàn Quốc
13:51' - 13/12/2020
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã ký kết thoả thuận cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong EVFTA.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD vào năm 2025
16:14' - 12/12/2020
Đây là thông tin được Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra tại Đại hội nhiệm kỳ VI (2020 - 2025) và tổng kết năm 2020 diễn ra ngày 12/12 tại Hà Nội.
-
Chứng khoán
Doanh thu tháng 8 của TNG tăng 11%
08:57' - 04/09/2020
Doanh thu tháng 8 là tháng thứ 2 liên tiếp TNG vượt so với cùng kỳ năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đảo chiều đi xuống phiên 22/1
17:49' - 22/01/2021
Trong phiên giao dịch ngày 22/1, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống giữa bối cảnh giới đầu tư đang "nghỉ xả hơi" sau một tuần tăng điểm mạnh mẽ của các sàn giao dịch cổ phiếu toàn cầu.
-
Chứng khoán
Lợi nhuận quý IV/2020 của Xi măng Vicem Hà Tiên giảm 28%
16:11' - 22/01/2021
Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (Mã: HT1) vừa ra Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 với lợi nhuận sau thuế đạt 154 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Chứng khoán
Nhựa Bình Minh tạm ứng tiếp cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20%
09:42' - 22/01/2021
Với gần 82 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền trả cổ tức trong đợt này của Nhựa Bình Minh là gần 164 tỷ đồng.
-
Chứng khoán
Quỹ ngoại Pyn Elite Fund bán 1,4 triệu cổ phiếu FCN
08:41' - 22/01/2021
Quỹ PYN Elite Fund (Non-Ucits) công bố đã bán hơn 1,4 triệu cổ phiếu FCN của CTCP Fecon. Giao dịch được thực hiện vào ngày 15/1.
-
Chứng khoán
Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm quyền Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và chứng khoán
08:03' - 22/01/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 21/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bổ nhiệm bà Allison Herren Lee làm quyền Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC).
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới chạy ngược chiều phiên 21/1
07:51' - 22/01/2021
Chỉ số Nasdaq đã tăng hai phiên liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ đà tăng cổ phiếu của Apple, Facebook và các công ty công nghệ khác.
-
Chứng khoán
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á tăng phiên chiều 21/1
17:29' - 21/01/2021
Phần lớn chứng khoán châu Á tăng điểm phiên chiều nay, khi giới đầu tư kỳ vọng chính quyền của ông Joe Biden sẽ thông qua gói kích thích kinh tế lớn để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19.
-
Chứng khoán
Chứng khoán chiều 21/1: Sắc xanh phủ kín bảng điện tử, VN - Index vọt tăng gần 30 điểm
15:37' - 21/01/2021
Thị trường chứng khoán phiên chiều 21/1 diễn biến tích cực, sắc xanh trở lại phủ kín bảng điện tử.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu SCS hưởng lợi gì khi gia nhập chuỗi cung ứng vaccxine COVID-19?
13:47' - 21/01/2021
Là một trong hai nhà ga hàng không xác nhận tham gia chuỗi cung ứng vaccxine COVID-19 của Việt Nam, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn được kỳ vọng hưởng lợi với nhiều lợi thế.