Toàn sàn giao dịch hàng hóa quay đầu giảm
Theo tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau ba phiên phục hồi, đóng cửa ngày hôm qua, lực bán chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,32% xuống mức 2.271 điểm. Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục chịu áp lực trước lo ngại rằng chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc. Đặc biệt, việc Mỹ áp lên Trung Quốc – khách hàng nhập khẩu đậu tương lớn nhất càng làm dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ mặt hàng này, qua đó tác động mạnh lên thị trường nông sản.
Sắc đỏ đã chiếm áp đảo trên thị trường năng lượng trong phiên giao dịch ngày 10/3; trong đó, giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc khi lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ đối với Canada, Mexico và Trung Quốc có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kéo theo nhu cầu năng lượng sụt giảm. Đồng thời, quyết định gia tăng sản lượng của OPEC+ từ tháng 4 càng tạo thêm áp lực lên thị trường dầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cả hai mặt hàng dầu thô đều giảm 1,5%, lần lượt ở mức 69 USD/thùng với dầu Brent và 66 USD/thùng với dầu WTI. Như vậy, sau phiên phục hồi nhẹ vào phiên cuối tuần trước, giá dầu tiếp tục rời xa mốc 70 USD/thùng.Nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm mạnh trong phiên hôm qua là do thị trường lo ngại về chính sách thuế quan, thương mại của Tổng thống Mỹ. Nguy cơ về các cuộc đối đầu thương mại mang tính toàn cầu có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế, kéo theo nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm sút đã kéo giá dầu đi xuống. Trong quá khứ, giá dầu thô thường phản ứng đồng pha với giá cổ phiếu nếu có khả năng suy thoái kinh tế. Cũng trong phiên thứ Hai, ngày 10/3, chỉ số S&P 500 đã giảm 2%; chỉ số Nasdaq Composite giảm hơn 3%, khiến các nhà đầu tư lo lắng về giá dầu tiếp tục giảm sâu.
Về phía nguồn cung, OPEC+ đã xác nhận sẽ tăng sản lượng thêm 138.000 thùng/ngày từ tháng 4, bất chấp những lo ngại về nhu cầu suy giảm. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, nhóm này vẫn để ngỏ khả năng điều chỉnh chính sách nếu thị trường mất cân bằng sau khi tăng nguồn cung. Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, thị trường nông sản diễn biến tương đối giằng co; trong đó, giá đậu tương chịu áp lực lớn, giảm hơn 1% về mức 372 USD/tấn, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những biến động mới trên thị trường dầu thực vật cùng với các yếu tố cơ Một trong những nguyên nhân chính gây áp lực lên giá đậu tương là quyết định của Trung Quốc áp thuế 100% đối với dầu hạt cải nhập khẩu từ Canada. Động thái này đã khiến giá dầu hạt cải Canada giảm mạnh tới 6%, trong khi dầu cọ tăng 3%. Biến động mạnh trong các sản phẩm dầu thực vật thay thế đã ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu đậu tương, khiến mặt hàng này giảm hơn 2% về mức 931 USD/tấn. Dầu đậu tương là sản phẩm phụ quan trọng trong quá trình chế biến đậu tương, do đó, sự sụt giảm giá của mặt hàng này đã gián tiếp gây áp lực lên giá hạt đậu tương nguyên liệu, làm giảm sức hút của đậu tương trên thị trường. Bên cạnh đó, thị trường đậu tương còn chịu tác động từ tâm lý tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là lo ngại về triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Dữ liệu mới công bố cuối tuần qua cho thấy dấu hiệu giảm phát giá tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất châu Á, làm dấy lên lo ngại về khả năng nhu cầu nhập khẩu nông sản của nước này suy yếu. Với vai trò là quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, bất kỳ dấu hiệu suy giảm kinh tế nào từ Trung Quốc đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng xuất khẩu và giá đậu tương Mỹ, khiến thị trường càng thêm áp lực. Ngoài ra, việc các quỹ đầu tư thanh lý mạnh vị thế mua ròng trên thị trường nông sản cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến giá đậu tương giảm.Theo báo cáo CFTC hàng tuần mới nhất, nhóm nhà đầu cơ đã bán ròng hơn 43.000 hợp đồng đậu tương trong tuần kết thúc ngày 4/3. Động thái này cho thấy các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng hơn trước những bất ổn về chính sách thương mại và triển vọng kinh tế toàn cầu. Việc bán tháo từ các quỹ đầu cơ không chỉ gây áp lực trực tiếp lên giá mà còn làm suy yếu tâm lý chung trên thị trường.
Thị trường đậu tương cũng đang chịu áp lực từ nguồn cung gia tăng tại Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, khi vụ thu hoạch tại khu vực này diễn ra mạnh mẽ. Với sản lượng dồi dào, nguồn cung từ Brazil và Argentina được đánh giá sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với xuất khẩu đậu tương Mỹ, làm giảm khả năng tiêu thụ trên thị trường quốc tế và kéo giá xuống thấp hơn trong thời gian tới.- Từ khóa :
- hàng hóa
- thị trường
- thế giới
- MXV
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chỉ số MXV-Index duy trì xu thế tăng sau tuần biến động
16:22' - 10/03/2025
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số MXV-Index tăng 0,65% so với đầu tuần trước, đóng cửa ở mức 2.279 điểm.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index ‘rơi khỏi’ vùng 2.300 điểm
08:46' - 26/02/2025
Hầu hết các mặt hàng trong nhóm năng lượng đều đồng loạt giảm giá trước những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Bên cạnh đó, giá kim loại cũng suy yếu và áp lực bán gia tăng.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index quay lại vùng đỉnh trong vòng 9 tháng
09:27' - 14/02/2025
Lực mua chiếm áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index lên vùng cao nhất trong 9 tháng qua và dừng chân ở mức 2.349 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.