Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị ASEM 11
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ 11 (ASEM 11) – Hội nghị kỷ niệm 20 năm thành lập Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ và có bài phát biểu tại phiên toàn thể thứ nhất "Hai thập kỷ quan hệ đối tác: Nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai".
TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Thưa Ngài Chủ tọa,
Thưa các Quý vị,
Thay mặt Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn Ngài Tổng thống Tsakhiagiin Elbegdorj, Chính phủ và nhân dân Mông Cổ về sự đón tiếp nồng hậu và sự chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị. Tôi cũng xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Pháp về những tổn thất to lớn do vụ khủng bố ngày hôm qua.
Sau gần hai thập kỷ, Diễn đàn ASEM đã khẳng định và đang thực hiện tầm nhìn chiến lược về hợp tác và liên kết quốc tế; trở thành diễn đàn kết nối, liên kết đa tầng nấc các quốc gia, các nền văn minh và gắn kết các doanh nghiệp, người dân hai châu lục Á – Âu vì hòa bình và phát triển.
Những vận hội và thách thức mới trong cục diện thế giới đòi hỏi ASEM phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hợp tác và hướng tới tầm cao mới trên toàn cầu về đối thoại và hợp tác trong thế kỷ 21, đóng góp vào hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững ở hai châu lục và thế giới.
Việt Nam đánh giá cao vai trò tiên phong của chủ nhà Mông Cổ cùng các thành viên trong việc thông qua “ Tuyên bố Ulan Bator”. Theo đó, tôi xin chia sẻ một số điểm sau:
Thứ nhất, kết nối cần trở thành một trọng tâm lớn của hợp tác ASEM, chú trọng đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh trao đổi thương mại, tài chính; phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực…
Tiếp tục tăng cường kết nối, hợp tác khu vực và tiểu vùng, trong đó có hợp tác Mekong - Danube, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển; thúc đẩy giao lưu nhân dân của Quỹ Á – Âu....
Đây là cơ sở để chúng ta khai thác hiệu quả những cơ hội của hợp tác, liên kết trong kỷ nguyên số, làn sóng mới về thương mại - đầu tư quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thứ hai, đối thoại và hợp tác ASEM cần gắn kết chặt chẽ và hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, giữ gìn hòa bình, ổn định nhất là hỗ trợ nỗ lực giảm đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và ứng phó các thách thức toàn cầu.
Ưu tiên trước mắt là đóng góp vào nỗ lực toàn cầu thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững đến 2030, Thỏa thuận COP21 về ứng phó với biến đổi khí hậu, Khuôn khổ hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Đồng thời chúng ta cần tiếp tục định kỳ triển khai “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững”. Đây chính là những giải pháp then chốt tạo xung lực mới cho các mối quan hệ đối tác ngày càng thực chất, hiệu quả, trên mọi tầng nấc.
Thứ ba, hợp tác theo “phương cách ASEM” cần chú trọng yếu tố hiệu quả, thiết thực. Theo đó, cần có chương trình, dự án cụ thể triển khai hoạt động của các Nhóm hợp tác chuyên ngành về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, ứng phó thiên tai, quản lý bền vững nguồn nước...
Tăng cường đóng góp của thanh niên, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp....vào hợp tác ASEM để giúp khởi xướng và triển khai các ý tưởng mới nâng cao tính tự cường của ASEM và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Việt Nam luôn coi trọng và tiếp tục ưu tiên cao đóng góp vào nỗ lực chung nâng tầm hợp tác ASEM, thúc đẩy kết nối các nền kinh tế Á – Âu thông qua Cộng đồng ASEAN, các quan hệ đối tác và các cơ chế hợp tác, liên kết song phương, đa phương hiện có.
Chúng tôi sẽ cùng Phần Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc tổ chức “Hội nghị ASEM về giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” năm 2017, góp phần nâng tầm quan hệ đối tác Á – Âu, hướng tới cộng đồng ASEM năng động, gắn kết, tự cường và lấy con người làm trung tâm.
Cảm ơn các Quý vị./.
Xem thêm:
>> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ 11
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ 11
11:52' - 15/07/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, ASEM cần đổi mới, nâng cao hiệu quả hợp tác và hướng tới tầm cao mới trên toàn cầu về đối thoại và hợp tác trong thế kỷ 21.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành Công thương phải phấn đấu đạt tăng trưởng xuất khẩu 10%
18:43' - 12/07/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành công thương khắc phục các khó khăn, trở ngại, phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu 10%, đạt bằng và cao hơn chỉ tiêu năm 2015.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kon Tum cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
10:48' - 03/07/2016
Thủ tướng đề nghị Kon Tum cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là phát triển thế mạnh chăn nuôi tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum về tình hình kinh tế-xã hội nửa đầu năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không áp đặt tư duy cũ trong cải cách hành chính
16:24' - 30/06/2016
Thủ tướng lưu ý không áp đặt tư duy cũ vào các văn bản hướng dẫn để cải cách thủ tục hành chính, giải phóng sức sản xuất, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ 4 dự án cao tốc về đích cuối năm 2022
21:00'
Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, tình trạng chậm tiến độ của 3/4 dự án thành phần được yêu cầu về đích năm 2022 chủ yếu do thời tiết và biến động vật liệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giảm lệ phí ra, vào cảng thủy nội địa
20:41'
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh tình trạng chậm, hủy chuyến bay
20:29'
Tình trạng chậm, hủy chuyến có xu hướng tăng cao, sản lượng vận chuyển vượt công suất thiết kế của nhà ga hành khách, đặc biệt tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Lan mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng
19:44'
Đại sứ Phan Chí Thành khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng các dự án đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan sang Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển năng lượng sạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo UBND thành phố Hà Nội: Thông tin nhiều vấn đề “nóng” dư luận quan tâm
19:10'
Ngày 1/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế, xã hội quý II/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy mô kinh tế vùng Tây Nguyên được mở rộng và chuyển dịch đúng định hướng
18:55'
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, kinh tế vùng Tây Nguyên đã đạt được kết quả khá toàn diện, quy mô kinh tế được mở rộng và chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai và Hà Tĩnh có tân Giám đốc công an
17:33'
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án mở rộng Quốc lộ 9 đến cảng Cửa Việt đã chậm tiến độ 1,5 tháng
16:21'
Dự án dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 đã được khởi công từ cuối tháng 3/2022 và phải hoàn thành cuối năm nay nhưng sản lượng mới đạt 2%.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào sẽ giúp thị trường hàng hóa tăng trưởng tốt hơn trong tương lai?
15:14'
Sau 4 năm được Bộ Công Thương cho phép liên thông giao dịch với thị trường thế giới, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã ghi nhận những bước phát triển ổn định và tăng trưởng tốt.