Tokyo cam kết hành động nếu Seoul làm tổn hại các công ty Nhật Bản
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định Tokyo sẽ triển khai “các biện pháp cần thiết” chống lại Hàn Quốc nếu lợi ích của các công ty Nhật Bản bị tổn hại trong cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt giữa hai nước về vấn đề lao động thời chiến.
Phát biểu sau khi triệu tập Đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản Nam Gwan-pyo, ông Kono cho biết Tokyo đang chuẩn bị triển khai “các biện pháp cần thiết” để bảo vệ lợi ích của các công ty Nhật Bản, song ông không cho biết thêm thông tin chi tiết.
Ngoại trưởng Nhật Bản khẳng định hành động mà Chính phủ Hàn Quốc thực hiện, làm đảo lộn trật tự của cộng đồng quốc tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, đồng thời hối thúc Seoul ngay lập tức hành động để chấm dứt quá trình kiện tụng tại tòa án, theo đó các bên nguyên đơn của vụ kiện đang chuẩn bị tịch thu tài sản của các công ty Nhật Bản, trong đó có tập đoàn Mitsubishi Heavy Industry.Quan hệ giữa hai nước láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua sau một loạt phán quyết của tòa án Hàn Quốc vào cuối năm 2018 yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân phải lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945.
Tuy nhiên, phía Nhật Bản đã lập luận rằng trong thỏa thuận bình thường hoá quan hệ giữa hai nước được ký vào năm 1965, Nhật Bản đã chi trả cho Hàn Quốc khoản bồi thường bằng hình thức hỗ trợ tài chính trị giá 500 triệu USD và các vấn đề đã được giải quyết xong.
Từ ngày 4/7 vừa qua, Nhật Bản đã siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF).
Theo một kết quả khảo sát, Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản 94% nhu cầu về các vật liệu trên.
Hàn Quốc cáo buộc đây là động thái của Nhật Bản nhằm gây sức ép giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn đề lao động thời chiến. Tuy nhiên, Tokyo luôn khẳng định biện pháp này được đưa ra vì lý do an ninh.
Cùng ngày, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) chỉ trích quyết định hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc mang động cơ chính trị và nhằm giành được nhiều lá phiếu hơn trong cuộc bầu cử Thượng viện vào ngày 21/7 tới.
Trong một bài bình luận, KCNA nêu rõ, Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách lôi kéo sự ủng hộ "đối với các lực lượng cánh hữu trong nước thông qua các biện pháp siết chặt đối với hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc, từ đó tiến hành bầu cử Thượng viện một cách suôn sẻ và hiện thực hóa mục tiêu lâu nay, bao gồm điều chỉnh Hiến pháp"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề xuất Nhật Bản tiến hành phiên họp cấp chuyên viên
20:26' - 19/07/2019
Hàn Quốc đã đề xuất Nhật Bản cùng tiến hành một phiên họp cấp chuyên viên vào ngày 24/7 sau khi cuộc thảo luận hôm 12/7 giữa hai bên về căng thẳng thương mại gần đây chưa khơi thông được thế bế tắc.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay sản phẩm và dịch vụ từ Nhật Bản
20:25' - 19/07/2019
Sau khi Nhật Bản cảnh báo đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia đáng tin cậy được hưởng ưu đãi về thủ tục thương mại, người dân Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ từ Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cáo buộc Nhật Bản vi phạm luật quốc tế khi hạn chế xuất khẩu
17:10' - 19/07/2019
Ngày 19/7, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cáo buộc Nhật Bản vi phạm luật quốc tế thông qua việc áp đặt những hạn chế xuất khẩu đối với Seoul.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này