Hàn Quốc cáo buộc Nhật Bản vi phạm luật quốc tế khi hạn chế xuất khẩu
Phát biểu với phóng viên, Phó Chánh Văn phòng an ninh quốc gia Kim Hyun-chong đã phản bác tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono rằng Seoul không tuân thủ hiệp ước song phương năm 1965, vi phạm luật quốc tế.
Ông nhấn mạnh tuyên bố của Nhật Bản là "không đúng", đồng thời chỉ ra rằng Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết hiệp ước này không bao gồm khoản bồi thường cho "những tội ác vô nhân tính và vi phạm quyền con người" của Nhật Bản gây ra đối với những nạn nhân người Hàn Quốc bị cưỡng ép lao động trong thời chiến.
Tuy nhiên, ông Kim Hyun-chong cũng cho hay Seoul sẵn sàng giải quyết tranh cãi lịch sử này cũng như vấn đề hạn chế xuất khẩu thông qua con đường ngoại giao, đồng thời nêu rõ "mọi lựa chọn" đang được thảo luận. Sau đó, một quan chức thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự song phương với Nhật Bản là một trong những lựa chọn này.
Mâu thuẫn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản phát sinh từ các quyết định của Tòa án Tối cao Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho những nạn nhân phải lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 tới cuối Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Dù Nhật Bản luôn cho rằng vấn đề bồi thường đã được hai bên dàn xếp trong hiệp định ký kết năm 1965, cho phép Nhật Bản bồi thường bằng hình thức hỗ trợ tài chính trị giá 500 triệu USD, nhưng các luật sư Hàn Quốc vẫn tiếp tục thực hiện quyết định của tòa án, tịch thu và thanh lý tài sản của các công ty Nhật Bản.
Tháng 1/2019, Nhật Bản đã yêu cầu giải quyết vấn đề bằng các kênh ngoại giao, nhưng phía Hàn Quốc không chấp thuận và khẳng định vấn đề này phải do cơ quan tư pháp giải quyết.
Từ ngày 4/7 vừa qua, Nhật Bản đã siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF).
Theo một kết quả khảo sát, Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản 94% nhu cầu về các vật liệu trên. Hàn Quốc cáo buộc đây là động thái của Nhật Bản nhằm gây sức ép giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn để lao động thời chiến. Tuy nhiên, Tokyo luôn khẳng định biện pháp này được đưa ra vì lý do an ninh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu tác động bất lợi do Nhật Bản hạn chế xuất khẩu
13:27' - 18/07/2019
Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trở nên căng thẳng sau Tokyo siết chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu nguyên liệu sử dụng cho sản xuất bán dẫn và màn hình của các thiết bị điện tử.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ bảo vệ quy định hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc tại WTO
15:59' - 17/07/2019
Nhật Bản sẽ cử một quan chức cấp cao chính phủ tham dự cuộc họp Đại Hội đồng WTO vào tuần tới để nhấn mạnh tính hợp pháp của quy định hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Hạn chế xuất khẩu của Nhật không mang lại lợi ích cho cả hai bên
14:48' - 17/07/2019
Chủ trì Hội nghị đối sách thúc đẩy kinh tế ngày 17/7, Phó Thủ tướng Hàn Quốc Hong Nam-ki nêu rõ các hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản hoàn toàn không mang lại lợi ích cho cả hai nước.
-
Doanh nghiệp
Samsung bảo đảm nguồn nguyên liệu công nghệ cao bị Tokyo hạn chế xuất khẩu
15:54' - 14/07/2019
Phó Chủ tịch Công ty điện tử Samsung Electronics Lee Jae-yong cho biết trong chuyến đi tới Nhật Bản, ông đã bảo đảm được nguồn dự trữ khẩn cấp 3 nguyên liệu công nghệ cao bị Tokyo hạn chế xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Tokyo không xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu hàng công nghệ cao
10:36' - 09/07/2019
Nhật Bản "không chút mảy may" về việc dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu hàng công nghệ cao của Tokyo sang Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu vật liệu bán dẫn
11:28' - 08/07/2019
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 8/7 hối thúc Nhật Bản rút lại những hạn chế đối với xuất khẩu các vật liệu bán dẫn chủ chốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.