Tôn vinh, nâng cao giá trị cà phê – trà Việt
Đây là chuỗi sự kiện nhằm quảng bá thương hiệu, kết nối giao thương các sản phẩm cà phê, trà Việt Nam, được Báo Người lao động khởi xướng từ năm 2023.
Ông Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người lao động, Trưởng ban tổ chức Lễ hội tôn vinh cà phê – trà Việt lần 2 năm 2024, cho biết, cà phê là cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam. Hiện cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm khoảng 40 - 50% tổng khối lượng xuất khẩu. Ngành cà phê đóng góp gần 4% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 700.000 hộ nông dân.
Việt Nam có diện tích trồng cà phê xếp thứ 6 thế giới, nhưng đang là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil với kim ngạch xuất khẩu cà phê liên tục tăng. Cách đây 10 năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê chỉ đạt 2 tỷ USD, đến năm 2023 đạt kỷ lục hơn 4,18 tỷ USD và năm nay dự báo có thể chinh phục mốc 5 tỷ USD.Theo Tổng Cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 400.000 tấn cà phê, trị giá hơn 1,2 tỷ USD, tăng 16,4% về khối lượng, nhưng tăng tới 68% về giá trị nhờ giá bán duy trì ở mức cao. Cụ thể, giá xuất khẩu trung bình trong 2 tháng qua đạt 3.146 USD/tấn, tăng 44% so cùng thời điểm năm ngoái.
Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, giá cà phê trong nước dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2024, do nguồn cung thiếu hụt trầm trọng trong niên vụ cà phê 2022 - 2023. Nhu cầu tiêu thụ ở thị trường lớn là EU đang rất tốt. Ngành nông nghiệp đã mạnh dạn đề ra mục tiêu xuất khẩu cà phê đạt 6 tỷ USD vào năm 2030. Trong khi đó, năm 2023, xuất khẩu chè Việt Nam đạt 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, lần lượt giảm 17% và 11% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là năm Việt Nam có sản lượng chè xuất khẩu thấp nhất trong 7 năm qua. Giá chè xuất khẩu bình quân năm 2023 đạt 1.737 USD/tấn, tăng hơn 7% so với năm 2022 nhưng mức giá này mới chỉ bằng 67% so giá chè xuất khẩu bình quân trên thế giới (giá chè xuất khẩu bình quân toàn cầu năm 2023 đạt 2.600 USD/tấn).Theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên nhân khiến xuất khẩu chè của Việt Nam giảm mạnh do nhu cầu thế giới yếu và các quy định nhập khẩu ngày càng khắt khe tại các thị trường chính. Bên cạnh đó, chủng loại chè xuất khẩu của Việt Nam đa phần ở dạng thô, hàm lượng chế biến thấp.
Theo Ban tổ chức, các hoạt động trong Lễ hội Tôn vinh cà phê - trà Việt năm 2024 được tổ chức đa dạng và phong phú hơn, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia và được tiếp thị, quảng bá rộng rãi, đa kênh hơn trước; trong đó, trọng tâm của lễ hội là hội thảo "Giải pháp để xuất khẩu cà phê đạt 5 tỷ USD". Tại đây các chuyên gia, hiệp hội sẽ cùng thảo luận giải pháp để tăng trưởng xuất khẩu cà phê bền vững, tạo ra nhiều giá trị hơn. Cũng trong khuôn khổ lễ hội, tại chương trình Coffee Talk được tổ chức ngày 31/3, các chuyên gia sẽ chia sẻ với các bạn trẻ những kinh nghiệm quý về khởi nghiệp, quản trị tài chính, bí quyết khởi sự kinh doanh với thức uống... Lễ hội Tôn vinh cà phê – trà Việt năm 2024 sẽ diễn ra hết ngày 31/3, được nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ góp phần đưa các sản phẩm cà phê, trà chất lượng đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước; đồng thời, tạo bệ phóng để nâng cao vị thế của cà phê và trà Việt trên bản đồ nông sản thế giới.- Từ khóa :
- cà phê việt nam
- trà Việt Nam
- tphcm
- Báo Người lao động
Tin liên quan
-
Thị trường
Nông sản và tơ tằm tiếp tục chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu
14:16' - 25/03/2024
Các mặt hàng nông sản chủ lực của Lâm Đồng như: cà phê, chè, rau, củ, quả, hoa cắt cành và tơ thô vẫn chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu trong thời gian qua.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
14:40' - 24/03/2024
Sau khi cắt đà giảm vào tuần trước đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ Indonesia đấu thầu để tăng nguồn cung.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 2 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại TP Cẩm Phả
16:18' - 16/05/2025
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong kho lạnh của cơ sở này có trên 2,1 tấn thực phẩm gồm: mỡ lợn, mực ống, ruốc gà, vụn cá…không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn chịu áp lực do triển vọng nguồn cung gia tăng
14:54' - 16/05/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên 16/5 do áp lực nguồn cung gia tăng nhờ triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân Iran.
-
Hàng hoá
Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức khi giao dịch mua bán ô tô
09:47' - 16/05/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến nghị người tiêu dùng nâng cao nhận thức pháp lý, cảnh giác với giao dịch không minh bạch và chủ động phản ánh hành vi vi phạm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.
-
Hàng hoá
Tiến triển trong đàm phán Mỹ - Iran kéo giá dầu thế giới đi xuống
08:16' - 16/05/2025
Giá dầu thế giới giảm hơn 2% trong phiên giao dịch 15/5 do khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Iran làm dấy lên dự báo về nguồn cung dầu thô toàn cầu gia tăng.
-
Hàng hoá
Chặn đứng 40.000 gói rong biển trôi nổi chuẩn bị tuồn ra thị trường
15:47' - 15/05/2025
Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phát hiện 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc chuẩn bị tuồn ra thị trường tiêu thụ. Vụ việc cho thấy tình trạng gian lận thương mại đang diễn biến phức tạp.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng về thỏa thuận Mỹ-Iran khiến dầu châu Á rớt giá
15:03' - 15/05/2025
Chiều 15/5, giá dầu tại thị trường châu Á giảm khoảng 2 USD giữa kỳ vọng về một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng giữa Mỹ và Iran.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đảo chiều tăng trở lại từ 15h chiều nay 15/5
14:51' - 15/05/2025
Giá các loại nhiên liệu chủ yếu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả… đã đảo chiều tăng trở lại từ 15 giờ hôm nay 15/5 sau 2 kỳ điều hành liên tục giảm giá.
-
Hàng hoá
Xử lý gần 800 kg thịt lợn bẩn trước khi ra thị trường
14:42' - 15/05/2025
Lực lượng chức năng Vĩnh Phúc vừa kiểm tra đột xuất một nhà hàng tại TP Vĩnh Yên và phát hiện gần 800 kg thịt lợn bốc mùi, không có dấu kiểm soát giết mổ và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Hàng hoá
Gạo Mỹ chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản
13:19' - 15/05/2025
Các nhà bán lẻ Nhật Bản đang chuyển sang gạo Calrose trồng tại California (Mỹ) để thay thế gạo Nhật Bản, loại gạo hiện rất đắt và khan hiếm.