Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế
Tổng Bí thư lưu ý, phải có chiến lược rõ ràng cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế, với không gian địa kinh tế, địa chính trị mới của đất nước và có tính tới những biến đổi của địa kinh tế, địa chính trị thế giới nhằm bảo đảm cho kinh tế tư nhân có đủ sức phát triển với khả năng thích ứng, khả năng chống chọi và khả năng cạnh tranh cao...
Tổng Bí thư yêu cầu, phải có chiến lược rõ ràng về các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của quốc gia để tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế nhìn vào đó để tập trung đầu tư, định hướng phát triển; cần tập trung nâng cao một bước cơ bản về các hạ tầng và nhân lực phục vụ phát triển chung; tạo điều kiện thuận lợi chung cho tất cả doanh nghiệp phát triển... Tổng Bí thư chỉ rõ, điểm cốt yếu để tạo đột phá là tháo gỡ các điểm nghẽn về “thể chế”, nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ các rào cản, trở lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp, thực hiện nhất quán quan điểm “người dân và doanh nghiệp được phép làm những gì mà pháp luật không cấm"; xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí thấp; các chính sách hỗ trợ toàn diện, linh hoạt cho khu vực kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư đề nghị, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng, cho phép doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận nguồn vốn, tư liệu sản xuất không kém hơn doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia...; giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn; có chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp lớn có quy mô lớn, tiềm lực, sức cạnh tranh cao và dẫn dắt được một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu và vươn ra tầm quốc tế; huy động được các hộ kinh doanh cá thể, chuyển đổi mạnh mẽ sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tạo tinh thần khởi nghiệp và sản xuất kinh doanh trong cả nước; bảo đảm tăng cường được sự kết nối giữa các doanh nghiệp, giữa các khu vực với nhau để tạo vòng tuần hoàn bền chắc, củng cố độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế, hội nhập hiệu quả. Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần tiếp tục đổi mới, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; quản lý của nhà nước, đặc biệt là phải giải quyết được một cách căn bản, hữu hiệu những bất cập, yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng; phải đưa các nghị quyết của Đảng nhanh chóng và thực sự đi vào cuộc sống. Để phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư đề nghị Ban Chính sách, chiến lược Trung ương phát huy vai trò cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, tiếp tục nghiên cứu đề xuất, tham mưu những chủ trương, quyết sách lớn mang tính đột phá để đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.- Từ khóa :
- tổng bí thư
- tô lâm
- kinh tế tư nhân
Tin liên quan
-
Chính sách mới
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
18:53' - 07/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 526/QĐ-TTg ngày 6/3/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo).
-
Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
16:36' - 20/02/2025
Nền kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% thuế, hơn 60% GDP, hơn 70% thành quả đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, tạo hơn 80% việc làm ở thành thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu tăng trưởng trên 8%: Động lực từ kinh tế tư nhân
18:15' - 19/02/2025
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 55% trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển công nghiệp quốc phòng trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
20:02' - 15/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành về kết quả hoạt động nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ cân bằng, hài hòa, bền vững
17:07' - 15/03/2025
Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các biện pháp để góp phần giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ, trong đó có vấn đề thâm hụt thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may hướng tới phát triển bền vững
16:41' - 15/03/2025
Việc "xanh hóa" ngành dệt may được cho là lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ
16:05' - 15/03/2025
Ngày 14 tháng 3 năm 2025, trang web của Liên hợp quốc đã đăng tải tại địa chỉ www.un.org/Depts/los các thông tin chi tiết về nội dung lưu chiểu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn
15:40' - 15/03/2025
Dự án có tổng mức đầu tư: 5.750,760 tỷ đồng (trong đó chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư: 574,74 tỷ đồng) từ nguồn vốn đầu tư Ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân Việt Nam - Giai đoạn bứt phá 2025 - 2030
13:58' - 15/03/2025
Tại tọa đàm do Kênh VITV tổ chức ngày 14/3 tại Hà Nội, các chuyên gia và khối doanh nghiệp tư nhân đã đề xuất nhiều giải pháp cho sự tăng trưởng của kinh tế tư nhân Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân thực sự là lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển đất nước
12:14' - 15/03/2025
Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo đã thảo luận về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Đề án
-
Kinh tế Việt Nam
Dư địa phát triển lớn cho ngành đóng tàu
09:48' - 15/03/2025
Hiện ngành đóng tàu của Việt Nam đang đứng thứ 7 thế giới, chiếm 0,61% thị phần đóng tàu toàn cầu nên dư địa phát triển phát triển vẫn còn rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phú Quốc cần hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ du lịch tầm cỡ quốc tế
21:10' - 14/03/2025
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phú Quốc cần hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ du lịch tầm cỡ quốc tế, khai thác lợi thế biển đảo, hài hòa, cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.