Tổng cục Hải quan tháo "vướng" cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gỗ cao su dạng tấm
Để tránh xáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đảm bảo ổn định chế độ chính sách, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đối chiếu thông tin tại hồ sơ được cung cấp, thực tế quy trình sản xuất của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã có kết luận cuối cùng xử lý kiến nghị phân loại mặt hàng gỗ cao su dạng tấm, phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18 với mức thuế suất xuất khẩu 0%.
Theo đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành thông báo 5344/TB-TCHQ (thay thế Thông báo số 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020), phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18 “Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp (shingles and shakes) áp thuế xuất khẩu 0% với gỗ ghép thanh thay vì 25% như thông báo trước đó. Tổng cục Hải quan cho biết, xem xét quy trình sản xuất do Công ty Cổ phần Chế biến gỗ mộc Cát Tường cung cấp thì mặc dù mặt hàng chưa phải sản phẩm với mục đích sử dụng cuối cùng (mặt bàn, cầu thang, ván lót sàn...) nhưng là sản phẩm tấm gỗ đã hoàn chỉnh qua 14 bước bắt đầu từ thanh gỗ.Mặt hàng cũng có thể coi là dùng được ngay đối với sản phẩm gỗ, nhưng để thành sản phẩm với mục đích sử dụng cuối cùng cần trải qua một số công đoạn gia công, chế biến thêm.
Mặt khác, qua phân tích ý kiến của Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), xem xét mặt hàng cụ thể được hướng dẫn, mặt hàng tấm gỗ (panel) làm từ các thanh gỗ (kể cả loại đã được ghép theo chiều dọc để làm tăng chiều dài của gỗ như mô tả tại nhóm 44.07), được tiếp tục ghép theo chiều ngang thành các tấm bản lớn bằng keo và lực ghép, bào bốn mặt, quét keo, trà nhám, tế đầu rong cạnh thành tấm gỗ dùng để sản xuất bàn, tủ, giường, cánh tủ...thuộc các nhóm từ 44.18 đến 44.21. Vụ Chính sách thuế cho rằng, để đảm bảo ổn định chế độ chính sách, trong khi không có sự thay đổi nội dung và phạm vi nhóm 44.18 qua phiên bản HS từ 2007 đến 2017, có thể xem xét áp dụng phân loại mặt hàng của Công ty thuộc nhóm 44.18. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn đề nghị phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18 tương tự như mặt hàng đã hướng dẫn tại công văn số 9365/BTC-CST. Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2015 /TT-BTC, “Trường hợp có ý kiến khác nhau về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế khi áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, tiêu chuẩn chuyên ngành, Bộ Tài chính thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan để xử lý. Như vậy, trường hợp mặt hàng Gỗ cao su dạng tấm có ý kiến phân loại khác nhau khi áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, chú giải danh mục HS chưa xác định được mã số chính xác cho mặt hàng, căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BTC nêu trên, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18 là phù hợp. Do đó, để tránh xáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đảm bảo ổn định chế độ chính sách, đối chiếu thông tin tại hồ sơ được cung cấp, thực tế quy trình sản xuất của Công ty, Tổng cục Hải quan đã quyết định áp dụng mã HS 4418 đối với mặt hàng ván ghép thanh của Công ty Mộc Cát Tường, là “đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xếp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp (shingles and shakes)”… tại danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Trước đó, Công ty Cổ phần Chế biến gỗ mộc Cát Tường đăng ký tờ khai xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Biên Hòa - Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai đối với mặt hàng có tên khai báo “Ván gỗ cao su ghép - Rubber Wood Finger Joint Laminated Panels dày 44mm x rộng 1100mm x dài 4500mm#&VN”, mã số khai báo 4412.99.90 và mức thuế suất xuất là 0% Sau đó, Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại số 4250/TB-TCHQ. Theo đó, mặt hàng có kết quả phân tích là “Gỗ cao su dạng tấm, đã bào, đã chà nhám, kích cỡ (44 x 1100 x 4500)mm, được ghép ngang từ các thanh đã ghép nối đầu. Tấm chưa sử dụng được ngay, phải qua gia công thêm để làm ván lót sàn, mặt bàn, cầu thang..., tùy thuộc vào mục đích sử dụng”, mã số 4407.29.97.90 và mức thuế suất xuất là 25%. Do đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan đề nghị hủy bỏ Thông báo số 4250/TB-TCHQ và phân loại mặt hàng Ván gỗ cao su ghép thuộc mã số 4418. Đầu tháng 8, Tổng cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) thành lập đoàn công tác, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức đối thoại với Công ty, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Tại buổi đối thoại, đại diện Công ty Cổ phần Chế biến gỗ mộc Cát Tường cho biết, sản phẩm gỗ đã trải qua 14 công đoạn chế biến (nhập kho nguyên liệu đã qua phân loại; cắt; bào hai mặt; bào hai cạnh; phân loại chất lượng phôi; lựa màu; đánh mộng; ghép dọc; bào cạnh; ghép ngang; cắt ván; chà nhám; kiểm tra chất lượng; đóng gói theo yêu cầu của khách hàng) Tuy nhiên, công ty không làm rõ được mức độ gia công mặt hàng vượt quá phạm vi nêu trên của nhóm 44.07. Do vậy chưa loại trừ được kết luận phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.07 như tại Thông báo số 4250/TB-TCHQ của Tổng cục Hải quan. Đối với đề nghị của Công ty xem xét phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ nội dung nhóm: “Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả panel gỗ có lõi xốp, panel lát sàn và ván lợp đã lắp ghép” thì chưa đủ cơ sở để xác định mục đích dùng trong xây dựng của mặt hàng để xem xét phân loại vào nhóm 44.18. Theo chú giải chi tiết nhóm 44.18 thì các sản phẩm thuộc nhóm 44.18 phải đáp ứng điều kiện là cấu thành cấu kiện gỗ, dưới dạng hàng hoá đã lắp ráp hay có thể nhận dạng các phần chưa lắp ráp thông qua các chi tiết đã được gia công như mộng, lỗ mộng, các dạng mộng tương tự để lắp ráp. Mặt hàng xem xét ở dạng tấm panel phẳng, dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, chưa nhận dạng được các phần chưa lắp ráp trong một cấu kiện gỗ, cần gia công, chế biến thêm để phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể. Do vậy, mặt hàng chưa đủ cơ sở phân loại thuộc nhóm 44.18 như ý kiến của doanh nghiệp. Song, công ty có ý kiến đây là mặt hàng gỗ cao su do nông dân trồng, được khai thác sau khi lấy mủ cao su, sản xuất làm gia tăng giá trị sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu, do vậy đề nghị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan khẳng định, căn cứ quy trình sản xuất, mặt hàng gỗ cao su dạng tấm chưa đủ cơ sở loại trừ thuộc nhóm 44.07 và chưa đủ cơ sở phân loại thuộc nhóm 44.18 như đề nghị của doanh nghiệp. Nhưng nhằm đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp và tránh việc ách tắc hàng hóa, sau buổi đối thoại, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục cho phép Công ty Cổ phần Chế biến gỗ mộc Cát Tường được phép xuất khẩu ván gỗ ghép với thuế suất 0%. Nhưng doanh nghiệp phải cam kết sẽ thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền./.>>>Dịch COVID-19: Xuất khẩu gỗ lội ngược dòng, khôi phục đà tăng trưởng
Tin liên quan
-
Thị trường
Việt Nam xuất siêu 4,78 tỷ USD mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ
15:26' - 06/08/2020
Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 7 tháng năm 2020 đạt 6,09 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Trước mắt doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cao su dạng tấm vẫn được áp mức thuế 0%
20:47' - 05/08/2020
Tổng cục Hải quan đã tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp nhằm xác định rõ quy trình sản xuất, quy cách sử dụng để quyết định áp dụng mã HS phù hợp với nhóm các mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm
-
Tài chính
Bộ Tài chính có ý kiến về việc áp dụng mã HS với gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm
15:21' - 04/08/2020
Ngày 4/8, Bộ Tài chính đã có văn bản số 517/TB-BTC thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng về việc áp dụng mã HS đối với nhóm các mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5
17:29'
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu tập trung nguồn lực đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu trên từng địa bàn.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước áp lực của cuộc chiến thuế quan và nguồn cung dôi dư
15:04'
Kết thúc phiên 25/4, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 32 xu lên 66,87 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent đã giảm 1,6%.
-
Hàng hoá
Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực
12:35'
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Hàng hoá
Sữa giả, thuốc giả: Cảnh báo thủ đoạn mới tinh vi
12:15'
Người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức về mua bán, tiêu dùng hàng hóa, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm bẩn, không rõ xuất xứ
11:14'
Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý tiêu hủy gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Trung giảm nhiệt, giá dầu tăng phiên thứ hai
16:13' - 25/04/2025
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 22/4 nhờ tín hiệu về khả năng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
14:33' - 25/04/2025
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần đi ngang. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung được xoa dịu.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:29' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện vi phạm, đấu tranh ngăn chặn vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
-
Hàng hoá
Xuất khẩu của Thái Lan lập kỷ lục mới về giá trị
11:25' - 25/04/2025
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu của nước này trong tháng 3/2025 tăng tới 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 29,5 tỷ USD, lập kỷ lục mới về giá trị.