Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Romania tăng mạnh
Các sản phẩm nông nghiệp chủ chốt gồm: lúa mì, ngô, lúa mạch, củ cải đường, hạt hướng dương, khoai tây, nho, trứng, thịt cừu...
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm: thiết bị điện, dệt may, giày da, máy móc, ô tô, sản phẩm khai khoáng, đồ gỗ, vật liệu xây dựng, thép, nhôm, hóa chất, thực phẩm chế biến, khí đốt, sản phẩm hóa dầu, dược phẩm...
Romania có nhiều tập đoàn kinh tế lớn; trong đó, phải kể đến Tập đoàn Romgaz (khí đốt), SNP Petrom và Rompetrol (lọc hóa dầu), ElectroPutere (thiết bị điện, đầu máy xe lửa), Olchim (hóa chất), Dacia (ô tô), Artic (điện lạnh, đồ gia dụng), Sidex Galati (thép), Alro Slatina (nhôm), Sicomed (dược phẩm), Romsilva (gỗ), Mobexpert (đồ gỗ gia dụng)... Bên cạnh đó, Việt Nam là một thị trường lớn của ASEAN với trên 90 triệu dân, tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quốc tế đa phương và song phương có thể tận dụng tiếp cận đến thị trường hơn 50 nền kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đánh giá về thương mại hai chiều giữa hai nước Việt Nam và Romania trong thời gian qua, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ Trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại hai chiều giữa hai nước trong những năm gần đây có mức tăng trưởng đáng kể, đạt khoảng 16%, với tổng kim ngạch thương mại năm 2018 đạt 218,3 triệu USD, tăng 6,08% so với năm 2017; trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Romania đạt 146,8 triệu USD, tăng 22,7% so với năm 2017 và nhập khẩu từ Romania sang Việt Nam đạt 71,5 triệu USD, giảm 17% so với năm 2017. Trong ba tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Romania đạt gần 67 triệu USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Romania đạt 50,19 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2018 và nhập khẩu từ Romania sang Việt Nam đạt 16,4 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam xuất khẩu sang Romania chủ yếu là cà phê, hải sản, giày dép, dệt may, rau quả, hạt tiêu…, còn nhập khẩu chủ yếu là sắt thép và các sản phẩm máy móc thiết bị, đồ gỗ, dược phẩm, hóa chất… Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng khả quan do các doanh nghiệp Romania ngày càng hiểu biết về thị trường Việt Nam và muốn đa dạng hóa nguồn nhập khẩu.Trong khi đó, xuất khẩu của Romania sang Việt Nam có xu hướng giảm và nguyên nhân chủ yếu là do giá cả không cạnh tranh được với các nước mà Việt Nam đã ký FTA.
Cụ thể như xuất khẩu phân bón của Romania giảm mạnh do phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn các nước có FTA với Việt Nam.
Ông Tạ Hoàng Linh cho biết thêm, Romaniaa là nước ủng hộ mạnh mẽ tự do hóa thương mại và thực hiện chính sách mở cửa thị trường. Do vậy , trong thời gian tới việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này sẽ thuận lợi, không gặp khó khăn, trở ngại nhiều bởi hàng rào kỹ thuật hay các biện pháp phi thuế quan. Đặc biệt, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) được thông qua, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này kỳ vọng sẽ có bước chuyển biến đáng kể.Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ phải cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực châu Á, các nước khu vực Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hầu hết các nước này đều có những doanh nhân là các kiều dân sinh sống lâu đời tại Romania nên hiểu rất rõ cách tiếp cận thị trường cũng như tập quán kinh doanh của nước sở tại.
Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sang Romania, theo ông Tạ Hoàng Linh, bên cạnh việc đẩy mạnh bán hàng trực tiếp cho các nhà nhập khẩu và phân phối của Romania thì giải pháp lâu dài và hiệu quả là tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống bán lẻ lớn hoặc thông qua các doanh nghiệp tại địa bàn để đưa hàng trực tiếp vào các chuỗi bán lẻ này.Đồng thời, cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý, các tổ chức xúc tiến, Hiệp hội và quan trọng hơn cả là sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm sao để doanh nghiệp Việt Nam - Rumani nắm bắt tốt cơ hội hợp tác?
16:30' - 22/10/2018
Quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa 2 nước Việt Nam - Rumani tuy có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển tương xứng và kết quả đạt được còn khiêm tốn.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
15:17' - 26/07/2025
Từ ngày 24/7 - 31/8, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh sẽ được điều chỉnh thử nghiệm thời gian thông quan bắt đầu từ 7 - 18 giờ 00 phút.
-
DN cần biết
TP. Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc về thuế và hải quan cho doanh nghiệp
15:11' - 25/07/2025
Đại diện Thuế TP. Hồ Chí Minh, Hải Quan khu vực II đã giải đáp những quy định liên quan đến tờ khai hải quan, tài sản của doanh nghiệp trong khu công nghiệp...
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11' - 24/07/2025
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).